Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các nền cộng hòa giảm đi ảnh hưởng của tôn giáo vào nhà nước
Một lý do quan trọng tại sao người dân chọn xã hội của họ được tổ chức như là một "cộng hòa" là khả năng được tự do khỏi tôn giáo của nhà nước: trong cách tiếp cận này sống dưới một chế độ quân chủ được xem là dễ tạo ra một tôn giáo thuần nhất. Tất cả các chế độ quân chủ lớn đều có tôn giáo của nhà nước, kể cả trường hợp của các pharaoh và một số hoàng đế điều này có thể dẫn đến một tôn giáo mà quốc vương (hoặc hoàng gia) được phong cho một địa vị giống như thượng đế (xem ví dụ như Sùng bái Hoàng gia). Trên một mức độ khác, các nền quân chủ có thể vướng vào một dạng đặc biệt nào đó của tôn giáo: Công giáo ở Bỉ, Anh giáo ở Anh, Chính Thống giáo Đông phương ở Nga dưới chế độ Nga hoàng, Thần đạo ở Nhật Bản,...
Trong sự vắng mặt của chế độ quân chủ, sẽ không có một vị vua nào thúc đẩy về một tôn giáo duy nhất. Bởi vì điều này là cảm nhận chung vào thời gian của thời đại Khai sáng, không là điều đáng ngạc nhiên khi các cộng hòa được nhận thấy bởi các nhà tư tưởng thời Khai sáng như là một dạng tổ chức nhà nước thích hợp nhất, nếu như người ta muốn tránh những điều xuống cấp bởi việc sống dưới một tôn giáo nhà nước có ảnh hưởng quá lớn.
Jean-Jacques Rousseau, một ngoại lệ, tiên liệu một nền cộng hòa với một "tôn giáo dân sự" với nhiều đòi hỏi:
Ví dụ ở Hoa Kỳ: những vị Nhóm lập quốc Hoa Kỳ, nhận thấy rằng sẽ không có một tôn giáo duy nhất nào sẽ được theo bởi tất cả người Mỹ, đã theo một nguyên tắc là nhà nước liên bang sẽ không ủng hộ một tôn giáo truyền thống nào, như Massachusetts và Connecticut đã theo[5].
Các cộng hòa thường liên hệ với dân chủ, có vẻ là lẽ tự nhiên nếu như người ta thừa nhận ý nghĩa của cụm từ bắt nguồn của từ "cộng hòa" (xem: res publica). Tuy nhiên sự liên kết giữa "cộng hòa" và "dân chủ" này là rất xa đối với hiểu biết chung, ngay cả nếu như đã thừa nhận là có một vài dạng khác nhau của dân chủ[6]. Phần này cố gắng đưa ra những tóm tắt về các khái niệm dân chủ nào liên hệ với kiểu cộng hòa nào.
Chú ý rằng khái niệm "một phiếu bầu bằng nhau cho mỗi người trưởng thành" đã không được chấp nhận rộng rãi trong các nền dân chủ cho đến khoảng giữa thế kỉ 20: trước đó trong tất cả các nền dân chủ quyền được bầu cử của một người phụ thuộc vào điều kiện tài chính, giới tính, Chủng tộc, hay là một tổ hợp những thứ đó và những yếu tố khác. Nhiều dạng nhà nhà nước trong các thời đại trước được mệnh danh là "dân chủ", bao gồm ví dụ như Dân chủ Athena, khi đem vào đầu thế kỉ 21 sẽ được liệt kê là plutocracy hay là một dạng quả đầu chế (quyền lực nắm bởi thiểu số) mở rộng, bởi vì những luật lệ về những phiều bầu được đếm như thế nào.
Trong cách tiếp cận phương Tây, được khuyến cáo về những nguy hiểm có thể xảy ra và sự không thực tế của dân chủ trực tiếp mô tả từ thời cổ đại[7], có một sự hội tụ về phía dân chủ đại diện, cho các thể chế cộng hòa cũng như các thể chế quân chủ, từ thời Khai sáng trở đi. Một phương tiện dân chủ như là Trưng cầu dân ý vẫn về cơ bản là không đáng tin cậy trong nhiều nước theo kiểu dân chủ đại diện. Tuy vậy, một số nước cộng hòa như Thụy Sĩ có một phần lớn dân chủ trực tiếp trong cách tổ chức nhà nước của họ, với thông thường một vài vấn đề được đưa ra trước nhân dân bằng trưng cầu dân ý hàng năm.
Cũng giống như chủ nghĩa chống quân chủ và khác biệt tôn giáo, chủ nghĩa cộng hòa không đóng vai trò bằng nhau trong sự nổi lên của nhiều nền cộng hòa thực sự. Cho đến các cộng hòa bắt nguồn từ cuối thời trung cổ, ngay cả nếu như, từ những gì chúng ta biết về họ, họ cũng có thể đạt tiêu chuẩn "cộng hòa" trong cách hiểu hiện đại của từ này, thiết lập loại và lượng của "chủ nghĩa cộng hòa" dẫn đến sự nổi lên của họ thường giới hạn vào các phỏng đoán mang tính giáo dục, dựa trên những nguồn nhìn chung là được công nhận như có một phần chỉ là xây dựng hư cấu[8].
Qua thời gian có một pha trộn các loại chủ nghĩa cộng hòa khác nhau theo cùng với các lý thuyết dân chủ của các quyền cá nhân, mà chúng (chẳng hạn trong Thời Khai sáng) sẽ tìm thấy biểu diễn trong sự hình thành của các đảng tự do và đảng xã hội. Thứ mà Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội cùng chia sẻ là niềm tin vào sự tự quyết của con người, và niềm tin vào danh dự cá nhân từng người. Nhưng họ không đồng ý và tiếp tục không đồng ý liệu là thứ này có cần thiết cho một nền cộng hòa hay không, thế nào sử dụng "chính xác" của từ "cộng hòa", và đời sống kinh tế nên được tổ chức như thế nào. Mâu thuẫn này thường được diễn tả theo ngôn ngữ của chủ nghĩa xã hội (như là một hệ thống kinh tế) đối chọi với Chủ nghĩa tư bản (hệ thống kinh tế được khuếch trương bởi người theo chủ nghĩa tự do). Sự hòa hoãn giữa dân chủ và có một người đứng đầu nhà nước cha truyền con nối được gọi là Quân chủ lập hiến.
Tuy nhiên, chẳng hạn không ai nghi ngờ là chủ nghĩa cộng hòa là lý tưởng thành lập Hoa Kỳ và vẫn còn là cốt lõi của những giá trị chính trị Mỹ. Xem Chủ nghĩa cộng hòa ở Mỹ.
Hình thái"Cộng hòa"đã manh nha ở tại nước Trung Hoa thời nhà Chu với chế độ Chu Thiệu cộng hòa từ năm 841 tới năm 828 TCN. Trong Ấn Độ cổ đại, một số Maha Janapadas được thiết lập như là những Cộng hòa vào Thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên[1]. Vaishali, cổ xưa nhất trong các cộng hòa đó, được xem như là nền cộng hòa đầu tiên ở trên thế giới[cần dẫn nguồn]. Trong vùng Cận Đông cổ đại, một số thành phố của Levant đã được một cách điều hành tập thể. Arwad đã được dẫn ra[9] như là một ví dụ khác về nước cộng hòa xưa nhất được biết, trong đó người dân, chứ không phải vua, được miêu tả là có quyền tự chủ.
Những bản sách quan trọng về triết học chính trị thời cổ đại sống sót cho đến thời trung cổ hiếm khi có một ảnh hưởng nào lên sự nổi lên hay làm mạnh thêm những nền cộng hòa vào thời điểm mà chúng được viết ra. Khi Plato viết những đối thoại mà sau này, trong các nước nói tiếng Anh, trở nên được biết đến như là The Republic (một bản dịch không chính xác theo một số người), nền dân chủ xứ Athena đã được thiết lập, và không bị ảnh hưởng bởi luận thuyết đó (nếu nó đã bị ảnh hưởng, nó sẽ trở nên "ít" bản chất cộng hòa hơn theo hiểu biết hiện đại). Những thí nghiệm của Plato với những nguyên tắc chính trị của ông ở vùng Syracuse là một thất bại. De re publica của Cicero, rất xa trong khả năng định nghĩa lại nhà nước Cộng Hòa La Mã cổ đại trong việc củng cố dạng nhà nước cộng hòa của họ, mà đúng hơn nên được xem là tiền thân của Đế chế La Mã thật sự đã thành hình sau khi Cicero qua đời.
Sự nổi lên của thời Phục hưng, mặt khác, được đánh dấu bằng sự chấp thuận của nhiều tác phẩm từ thời Cổ đại này, không nhiều thì ít dẫn đến một quan điểm chặt chẽ, quay lại với "Chủ nghĩa cộng hòa cổ điển". Tuy nhiên những khác biệt vẫn tồn tại về việc loại "hỗn hợp" nào trong một kiểu nhà nước hỗn hợp của một nước lý tưởng sẽ được gọi là "cộng hòa". Đối với những thể chế cộng hòa nổi lên sau sự xuất bản của các triết lý Phục hưng về cộng hòa, như là Liên hiệp các tỉnh Hà Lan, luôn luôn không rõ ràng là vai trò chính xác của chủ nghĩa cộng hòa - trong một loạt các lý do khác - dẫn đến chọn lựa "cộng hòa" như là một dạng nhà nước ("các lý do khác" đã được nói đến đâu đó trong bài này, không tìm được người kế vị xứng đáng cho ngôi vua, chống lại Catholicism; Một tầng lớp trung lưu cố gắng có ảnh hưởng chính trị).
Thời đại Khai sáng đã đem lại một thế hệ các nhà tư tưởng chính trị mới, cho thấy rằng, giữa nhiều thứ khác, "triết học" chính trị đang ở trong quá trình tập trung trở lại vào "khoa học" chính trị. Lần này thì ảnh hưởng của những nhà tư tưởng chính trị, như John Locke, vào sự nổi lên của những nền cộng hòa ở Mỹ và Pháp sớm xảy ra sau đó là không thể sai được: sự phân tách của quyền lực, sự phân tách của nhà thờ và nhà nước, v.v. được giới thiệu với một mức thành công nào đó trong các nước cộng hòa mới, cùng với những tư tưởng khác của nhà chính trị lớn khác của thời đại đó.
Thật ra, thời Khai sáng đã đặt ra tiêu chuẩn cho những nền cộng hòa, cũng như là nhiều trường hợp khác cho các chế độ quân chủ, trong thế kỉ tiếp theo. Những nguyên tắc quan trọng nhất được thiết lập lúc kết thúc thời Khai sáng là Luật pháp, là điều kiện rằng các nhà nước phản ánh Lợi ích cá nhân phải theo pháp luật, rằng các nhà nước hành xử theo lợi ích quốc gia, trong những cách thức hiểu được bởi đại chúng, rằng phải có một số phương tiện cho quyền tự quyết định.
Phân nhánh chính tiếp theo trong tư tưởng chính trị được Karl Marx thúc đẩy đó là ông cho rằng các giai cấp (vô sản, tư sản,...), chứ không phải là toàn bộ quốc gia là có những ưu thế về quyền và lợi ích trong mỗi nước. Marx tranh luận rằng các chính phủ nên là đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, và vì vậy cuối cùng thì các quốc gia trong thời đại của ông trong tương lai sẽ bị thống trị bởi giai cấp vô sản [10].
Một lần nữa hình thành nên nền cộng hòa theo đường lối triết lý chính trị mới nhanh chóng theo sau sự nổi lên của thuyết duy vật, thuyết vô thần, tư tưởng Marx-Lenin... Từ đầu Thế kỷ 20, gần 100 nước có nền cộng hòa dạng "cộng sản" được thiết lập tuy nhiên đến hiện nay chỉ có 5 nước như vậy còn tồn tại.
Khái niệm cổ xưa của Res publica, khi áp dụng vào chính trị, luôn luôn suy diễn rằng công dân trên một mức độ nào đó "tham gia" vào việc điều hành đất nước: ít nhất là công dân không thờ ơ với những quyết định được quyết bởi những người đứng đầu điều hành đất nước, và có thể tham gia tranh luận vào các vấn đề của chính trị - xã hội. Một ý thường được theo đuổi bởi các sử gia là[11] các công dân, dưới những hoàn cảnh thông thường, chỉ trở nên hoạt động về chính trị nếu như họ có thời gian rãnh rỗi trên và vượt khỏi những cố gắng thường ngày chỉ để duy trì sự tồn tại. Nói một cách khác, một lớp trung lưu đủ đông (mà không bị ảnh hưởng về mặt chính trị bởi một vị vua như tầng lớp quý tộc đã bị) thường được xem là những điều kiện cần trước khi thành lập một dạng nhà nước cộng hòa. Trong cách suy luận này, trong những thành phố của Hanseatic League, lẫn Catalonia của thế kỉ 19, cũng như Hà Lan trong thời hoàng kim của họ, sự hình thành của một nền cộng hòa không là điều đáng ngạc nhiên, bởi tất cả họ đều ở mức đỉnh của tài sản tích lũy được qua thương mại và những xã hội với một tầng lớp trung lưu giàu có và nhiều ảnh hưởng.
Khi một nước hay nhiều bang được tổ chức trên nhiều tầng khác nhau (nghĩa là: một vài nước "liên kết" với nhau trong một "cấu trúc lớn hơn", hay một nước được chia ra thành nhiều tiểu bang với một dạng độc lập tương đối) một vài khuôn mẫu tồn tại:
Trong đầu thế kỷ 21, hầu hết các nước không quân chủ đều tự gọi là cộng hòa hoặc là trong tên chính thức hoặc là trong Hiến pháp. Có một vài ngoại lệ: nước Libya Ả Rập Jamahiriya, Nhà nước Israel, Nhà nước Palestine, Myanmar và Liên bang Nga. Israel, Nga, ngay cả Myanmar và Libya, tuy vậy vẫn thỏa mãn nhiều Định nghĩa của từ "cộng hòa".
Bởi vì từ "cộng hòa" bản thân là mơ hồ, rất nhiều nước cảm thấy cần thêm vào những từ hạn định (qualifiers) để làm rõ loại cộng hòa nào mà họ đang có để xưng hiệu quốc gia. Đây là danh sách của các từ hạn định đó và các dạng khác nhau của từ "cộng hòa":
Trong lý thuyết chính trị và khoa học chính trị, từ "cộng hòa" nhìn chung được áp dụng cho một nước nơi mà sức mạnh chính trị của nhà nước chỉ phụ thuộc vào sự đồng ý, bất kì trên danh nghĩa nào, của người dân bị cai trị. Việc sử dụng này dẫn đến hai tập hợp phân loại đều có vấn đề. Thứ nhất là các nước được cầm quyền bởi một nhóm thiểu số, nhưng không phải là cha truyền con nối, giống như nhiều nước độc tài, thứ hai là các nước mà tất cả, hay là gần như tất cả, quyền lực chính trị thực sự được nắm bởi các thể chế dân chủ, nhưng vẫn có một vua/nữ hoàng như người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa, được biết chung như là Quân chủ lập hiến. Trường hợp thứ nhất làm cho nhiều người bên ngoài từ chối xem nước đó như là một nước cộng hòa thực sự. Trong nhiều nước loại thứ hai có một số phong trào "cộng hòa" vẫn hoạt động để khuếch trương việc kết thúc một chế độ quân chủ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, và vấn đế ngữ nghĩa thường được giải quyết bằng cách gọi đó là một nước dân chủ.
Nhìn chung, các nhà khoa học chính trị cố gắng phân tích hiện thực ẩn bên trong hệ thống, chứ không phải bằng danh nghĩa mà nước đó tự xưng: mặc cho một lãnh tụ chính trị tự xưng là "hoàng đế" hay "tổng thống", và nhà nước ông ta đang lãnh đạo được gọi là một nhà nước "quân chủ" hay "cộng hòa" không phải là đặc điểm quan trọng, liệu là ông ta sử dụng quyền lực như người chuyên quyền hay là không mới là quan trọng. Trong nghĩa này những phân tích gia về chính trị có thể nói rằng Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong nhiều khía cạnh, là điểm cáo chung cho chế độ quân chủ, và sự thiết lập của chủ nghĩa cộng hòa, hoặc là trên thực tế hay là de jure, như là những thiết yếu cho một nhà nước hiện đại. Đế chế Áo-Hung và Đế chế Đức cả hai đều bị xóa bỏ bởi những điều khoản trong hiệp định hòa bình ký kết sau đó, Đế quốc Nga bị lật đổ bởi Cách mạng Nga năm 1917. Ngay cả trong các nước thắng trận, các hoàng gia đã dần dần bị tước bỏ quyền lực và đặc quyền, và càng nhiều hơn nhà nước là ở trong tay của các cơ quan được bầu lên và các đảng chiếm đa số nắm quyền hành pháp.
Thuật ngữ cộng hòa có nguồn gốc từ những tác giả của thời Phục hưng như một thuật ngữ mô tả về về một quốc gia không có chế độ quân chủ. Những tác giả này, như Machiavelli, cũng đã viết những tác phẩm quan trọng mô tả làm thế nào để các chính phủ như vậy thực hiện chức năng của mình. Những ý tưởng về việc một chính phủ và xã hội nên được xây dựng như thế nào là cơ sở cho một hệ tư tưởng được gọi là Chủ nghĩa cộng hòa cổ điển. Tư tưởng này dựa trên Cộng hòa La Mã và các thành bang của Hy Lạp cổ đại và tập trung vào những ý tưởng như đạo đức công dân, quy định của luật pháp và chính phủ hỗn hợp.[12]
Ngôn ngữ chính của tiếng Séc là ngôn ngữ Séc hay còn là tiếng Tiệp, thuộc cùng nhóm ngôn ngữ với tiếng Slovak, tiếng Ba Lan, tiếng Nga và tiếng Croatia.
Tiếng Séc hay tiếng Tiệp là ngôn ngữ chính thức của đất nước cùng Hòa Séc. Đây là một ngôn ngữ thuộc họ tiếng nói Slav và nằm ở nhánh phía tây. Các anh em gần nhất của tiếng Séc là tiếng Slovak, tiếng Ba Lan, tiếng Pomeran... Trong đó, tiếng Slovak là thân thiện nhất sở hữu tiếng Séc, tất cả người dân của cả hai nước đều sở hữu có thể hiểu được nhau khi đang sử dụng hai tiếng nói được xem là khác nhau. Điều này là do hai tiếng nói này khá giống nhau vì hai đất nước này trước đây đều là Tiệp Khắc.
Ước lượng trền toàn toàn cầu có khoảng 12 triệu người sử dụng tiếng Tiệp chủ yếu là ở vùng Trung Âu. Ngoài Cộng Hòa Séc, nơi tiếng Séc là tiếng mẹ đẻ thì trên toàn cầu cũng mang toàn bộ đất nước sở hữu người sử dùng tiếng Séc như Hoa Kỳ, Canada, Áo, Đức, Croatia, Serbia và Slovakia.
Trước cuộc Cách mạng năm 1989, tiếng Nga là tiếng bắt buộc trong các trường học và vẫn được thế hệ cũ sử dụng, được cho là có liên quan đến cuộc xâm lược của Liên Xô năm 1968, nhiều người không thích sử dụng tiếng Nga. Tiếng Đức được sử dụng khá rộng rãi và cho đến giữa những năm 1990 cạnh tranh với tiếng Anh là ngôn ngữ trong kinh doanh quốc tế. Không có gì lạ khi nghe tiếng Đức được nói ở các thị trấn và làng gần biên giới Đức và Áo, sự hỗn hợp ngôn ngữ này tồn tại từ cuộc tranh chấp vùng đất Sudeten sau Thế chiến II.
Tiếng Anh đã được dạy trong các trường học và đại học từ năm 1989 và đã mang đến nhiều lợi ích thực tế. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở Prague và các thành phố lớn có dân số ngoại quốc đông. Ở các thị trấn và làng nhỏ hơn, tiếng Anh vẫn còn tương đối hiếm trong thế hệ cũ, nhưng phổ biến với thế hệ trẻ thông qua việc giảng dạy bắt buộc trong trường học và ảnh hưởng văn hóa nhạc Pop của tiếng Anh.
Không giống như tiếng Anh, tuy cũng sử dùng ký tự latinh và số nhưng trong tiếng Séc còn có thêm những dấu. Các nhà ngôn ngữ học đánh giá Séc là một ngôn ngữ hơi khó học.
Cũng giống như các ngôn ngữ khác cách nhanh nhất và tốt nhất để bạn có thể làm chủ được một ngôn ngữ mới đó là phải theo học một khóa học nào đó. Hãy đặt ra tiêu chí hàng ngày như: mỗi ngày bao nhiêu từ vựng, mỗi ngày làm bao nhiêu bài tập, nói bao nhiêu lần, đồng thời cũng đặt ra những mức thưởng cho mình để có động lực tiếp tục.
Xem phim, đọc báo, nghe nhạc đều bằng tiếng Séc cũng là một cách hiệu quả để bạn có thể rèn luyện cho tiếng Séc trở thành một thói quen, một điều tất yếu trong cuộc sống của bạn. Và cuối cùng là gặp gỡ những người bản xứ và nói chuyện để biết thêm về các phát âm chuẩn.
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”