Sự Phát Triển Về Công Nghệ Thông Tin Ở Mỹ

Sự Phát Triển Về Công Nghệ Thông Tin Ở Mỹ

Công nghệ thông tin (CNTT) là một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại, là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Nhiều nước đã vươn lên dẫn đầu trong việc phát triển và ứng dụng CNTT, tạo nên những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Bài viết này, Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu sẽ giúp bạn khám phá sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và những quốc gia có ngành công nghệ phát triển mạnh mẽ nhất.

Sự phát triển của CNTT trên thế giới và tại Việt Nam

CNTT đã và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, mang lại nhiều đổi mới và cải tiến trong các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, thương mại, y tế, giáo dục, giải trí… Trên toàn cầu, các quốc gia đã không ngừng phát triển và ứng dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại như AI, loT, blockchain… để thống trị mọi hoạt động trong hệ sinh thái công nghệ số.

CNTT là lĩnh vực then chốt, quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia (Ảnh: Internet)

So với nhiều năm trước, ngành CNTT tại Việt Nam đã có bước nhảy vọt lớn và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Hiện nay, ngành CNTT đã chiếm tới 14,4% GDP của cả nước. Việt Nam đã bắt đầu tạo ra những dấu ấn của mình trên thị trường quốc tế, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ. Chính phủ, doanh nghiệp, các công ty đang nỗ lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngành CNTT. Để thực hiện được mục tiêu bền vững, các tổ chức luôn cần số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là ở các vị trí lập trình, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo…

Top 6 quốc gia có ngành công nghệ thông tin phát triển trên thế giới

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là cường quốc dẫn đầu trong ngành CNTT với thung lũng Silicon – nơi hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Microsoft, Meta, Google, Intel… Nước này cũng là ngôi nhà của nhiều trường đại học danh tiếng trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Ngành CNTT tại Hoa Kỳ không ngừng tiến bộ và mở rộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến thị trường công nghệ toàn cầu.

Hoa Kỳ là “cái nôi” của hàng loạt phát minh công nghệ hiện đại và sáng kiến thế kỷ (Ảnh: Internet)

Nhật Bản là một trong những quốc gia có ngành CNTT phát triển lâu đời và mạnh mẽ nhất thế giới. Nước này là quê hương của các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Sony, Panasonic, Fujitsu…

Nhật Bản đã không ngừng đổi mới và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, từ thiết bị điện tử tiêu dùng đến hệ thống tự động hóa công nghiệp. Chính phủ Nhật Bản không ngừng đẩy mạnh chiến lược ưu tiên đầu tư vào phát triển hạ tầng kỹ thuật số, đã mang về những thành quả lớn, không chỉ cho người dân Nhật bản mà còn cho cả thế giới.

Hàn Quốc nổi tiếng là quốc gia có ngành CNTT phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và viễn thông. Quốc gia này là quê hương của các công ty công nghệ khổng lồ như Samsung, Hyundai, LG…, nổi bật với các sản phẩm điện thoại thông minh và các thiết bị gia dụng tân tiến.

Hàn Quốc cũng là quốc gia tiên phong trong việc triển khai mạng 5G và đang có kế hoạch ra mắt công nghệ mạng di động 6G đầu tiên vào năm 2028. Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ mạnh mẽ cho các chương trình đầu tư CNTT và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa nước này trở thành trung tâm công nghệ quan trọng không chỉ ở Châu Á mà còn có sức ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu.

Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành cường quốc CNTT với hàng loạt những dấu ấn đậm nét, nước này đang có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến ngành công nghệ toàn cầu. Hàng loạt công ty công nghệ đình đám không thể không nhắc đến ở Trung Quốc như Huawei, Alibaba, Oppo…

Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ tiên tiến như ngành chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và siêu máy tính. Trung Quốc đang trên hành trình thực hiện khát vọng trở thành bá chủ thế giới ở lĩnh vực CNTT khi đang có tiềm năng kinh tế và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Công nghiệp chip bán dẫn là lĩnh vực đang phát triển thịnh vượng tại Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Vương Quốc Anh là trung tâm quan trọng của ngành CNTT tại châu Âu, với London được biết đến như một trung tâm tài chính và công nghệ toàn cầu. Ngành CNTT của Vương Quốc Anh rất phát triển trong lĩnh vực an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, với nhiều công ty chuyên về các giải pháp bảo vệ thông tin và quản lý rủi ro.

Singapore được biết đến là trung tâm CNTT phát triển nhanh chóng, được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của Châu Á. Thành phố này cũng là nơi tập trung của nhiều công ty công nghệ toàn cầu, làm cho quốc gia này trở thành một trung tâm sáng tạo công nghệ quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Sự phát triển của CNTT đã biến Singapore trở thành quốc gia thông minh và hiện đại trên thế giới (Ảnh: Internet)

Sự phát triển của CNTT không những mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ mà còn mở ra những cơ hội phát triển mới cho nhân loại trong kỷ nguyên số hóa. Để nắm bắt được tiềm năng to lớn này, việc đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển ngành CNTT là vô cùng quan trọng. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin để cập nhật thêm nhiều thông tin và giải pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

Sự phát triển của Công nghệ thông tin (CNTT) hay IT (Information Technology) đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và thay đổi cách con người làm việc, học tập và giải trí. Tuy nhiên, để hiểu rõ về CNTT hơn, chúng ta hãy nhìn lại quá trình phát triển của nó qua từng thời kỳ nhé.

Bài viết này sẽ tập trung vào giai đoạn phát triển công nghệ thông tin từ năm 1940 - 1970, kế thừa và phát triển lên từ những mầm mống sơ khai về CNTT như máy phân tích, máy dệt tự động dùng thẻ đục lỗ đã được chế tạo ra trước đó.

Hình 1. Sự phát triển của Công nghệ thông tin từ 1940 -1970

1. ENIAC - Người khổng lồ mở đầu kỷ nguyên máy tính

ENIAC, viết tắt của cụm từ "Electronic Numerical Integrator and Computer" (tạm dịch: Máy tính và Tích hợp Số điện tử), chính là máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới. Sự ra đời của nó vào năm 1945 đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tính toán và mở ra kỷ nguyên máy tính đầy hứa hẹn.

ENIAC được phát triển trong thời kỳ Thế chiến thứ hai, với mục đích ban đầu là tính toán bảng bắn cho pháo binh của quân đội Hoa Kỳ. Cha đẻ của sáng chế này là hai nhà khoa học tài năng, John Mauchly và J. Presper Eckert, là những người đã thiết kế và chế tạo ra ENIAC tại trường Đại học Pennsylvania.

Với kích thước thân máy khổng lồ, ENIAC là một cỗ máy đồ sộ, chiếm diện tích lên đến 167 mét vuông và nặng khoảng 27 tấn. Tuy nhiên, sức mạnh tính toán của ENIAC vẫn còn hạn chế so với máy tính hiện đại dù kích thước của nó lớn như vậy. Nhưng dù sao ENIAC cũng là một đột phá vào thời điểm đó khi nó nhanh hơn gấp 1000 lần so với các máy tính cơ học trước đây.

Hình 2. Máy tính ENIAC khổng lồ

Để chế tạo ra ENIAC, hai nhà khoa học phải sử dụng khoảng 17.468 bóng đèn điện tử chân không, cùng với các linh kiện điện tử khác như điện trở, tụ điện và rơ le. Cùng với đó là, việc lập trình ENIAC rất khó khăn và tốn thời gian vô cùng. Các lập trình viên phải sử dụng dây nối và công tắc để thiết lập các mạch điện, tương tự như cách vận hành của tổng đài điện thoại.

ENIAC là tiền đề cho sự phát triển của các máy tính điện tử khác, góp phần to lớn vào sự tiến bộ của công nghệ thông tin. Nó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ tính toán quỹ đạo tên lửa đến dự báo thời tiết và nghiên cứu năng lượng nguyên tử. ENIAC là biểu tượng của sự đột phát, là minh chứng cho sức sáng tạo và khả năng đột phá của con người trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Ngày nay, ENIAC được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Hoa Kỳ, như một di sản công nghệ quý giá và là lời nhắc nhở về những bước tiến vĩ đại của nhân loại trong hành trình chinh phục thế giới kỹ thuật số.

2. Bóng bán dẫn - Bước ngoặt của lịch sử công nghệ (1947)

Bóng bán dẫn là một thiết bị điện tử đóng vai trò nền tảng trong hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại. Phát minh ra bóng bán dẫn vào năm 1947 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử công nghệ, mở ra kỷ nguyên thu nhỏ, tăng hiệu suất và giảm chi phí cho các thiết bị điện tử. Bài viết này sẽ đi sâu vào hành trình phát triển của bóng bán dẫn, từ những ý tưởng khởi đầu đến những bước đột phá và sự bùng nổ trong ứng dụng.

Hạt giống cho sự ra đời của bóng bán dẫn được gieo mầm từ những phát minh trước đó. Năm 1874, Heinrich Rudolf Hertz khám phá ra hiệu ứng quang điện, đặt nền tảng cho sự hiểu biết về mối quan hệ giữa ánh sáng và điện. Năm 1906, Lee De Forest phát minh ra ống ba cực, tiền thân của bóng bán dẫn, mở ra khả năng khuếch đại tín hiệu điện tử. Hơn 2 thập kỷ sau, vào năm 1927, Julius Edgar Lilienfeld đề xuất ý tưởng về transistor hiệu ứng trường, tuy nhiên không thể chế tạo thành công do những hạn chế về kỹ thuật thời bấy giờ.

Hình 3. Bóng bán dẫn - Bước ngoặt của lịch sử công nghệ

Năm 1947, tại phòng thí nghiệm Bell Labs (Mỹ), William Shockley, John Bardeen và Walter Brattain đã đạt được thành công vang dội khi chế tạo thành công transistor tiếp điểm - sự kiện đánh dấu sự ra đời của bóng bán dẫn hiện đại. Phát minh này dựa trên nguyên tắc sử dụng hai tiếp điểm kim loại trên một miếng bán dẫn để điều khiển dòng điện, mang lại kích thước nhỏ gọn và hiệu suất cao hơn so với các ống chân không cồng kềnh trước đây.

Chỉ một năm sau, Shockley tiếp tục phát triển transistor lớp chuyển tiếp, khắc phục nhược điểm của transistor tiếp điểm và đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của bóng bán dẫn trong những thập kỷ tiếp theo.

Sự ra đời của bóng bán dẫn là một trong những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của các thiết bị điện tử hiện đại, từ máy tính, điện thoại thông minh đến thiết bị y tế, xe hơi, v.v. Nhờ những ưu điểm vượt trội về kích thước, hiệu suất và chi phí, bóng bán dẫn đã và đang tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới trong mọi lĩnh vực của đời sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

3. FORTRAN - Ngôn ngữ lập trình tiên phong (1957)

Năm 1957, John Backus cùng nhóm nghiên cứu của ông tại IBM đã cho ra đời FORTRAN (viết tắt của "Formula Translation" - dịch thuật công thức), đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập trình.

Hình 4. Ngôn ngữ lập trình FORTRAN

Trước FORTRAN, việc lập trình máy tính chủ yếu sử dụng ngôn ngữ máy phức tạp, gây khó khăn cho các nhà khoa học và kỹ sư. Việc FORTRAN ra đời nhằm đơn giản hóa quá trình lập trình, cho phép họ tập trung vào giải quyết vấn đề thay vì loay hoay với mã máy.

FORTRAN được phát triển với mục đích ban đầu là sử dụng cho máy tính IBM 704, với mục tiêu tăng hiệu quả lập trình và khai thác tối đa sức mạnh của máy tính này. Ngôn ngữ lập trình FORTRAN sử dụng cú pháp gần gũi với ngôn ngữ toán học, giúp các nhà khoa học dễ dàng viết và hiểu code hơn.

FORTRAN được thiết kế để xử lý các phép tính số học phức tạp, lý tưởng cho các ứng dụng khoa học và kỹ thuật. Để có thể vận hàng với hiệu suất cao, FORTRAN tạo ra mã máy hiệu quả, cho phép chương trình chạy nhanh và tiết kiệm tài nguyên máy tính.

Sau khi ra đời, FORTRAN nhanh chóng trở thành ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng trong cộng đồng khoa học và kỹ thuật, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như vật lý, hóa học, khí tượng học và kỹ thuật hàng không. Đồng thời ngôn ngữ lập trình này đã đặt nền móng cho sự phát triển của nhiều ngôn ngữ lập trình cấp cao khác, như ALGOL, COBOL và BASIC.

4. Sự ra đời và phát triển của COBOL, Pascal và Lisp (1950s)

Thập niên 1950 là giai đoạn bùng nổ của ngành công nghệ thông tin với sự xuất hiện của nhiều ngôn ngữ lập trình mới, chúng là những ngôn ngữ lập trình tiên phong đã đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc định hình ngành công nghệ thông tin ngày nay.

Hình 5. Ngôn ngữ lập trình COBOL

Hình 6. Ngôn ngữ lập trình PASCAL

Hình 7. Ngôn ngữ lập trình LISP

COBOL, Pascal và Lisp là những ngôn ngữ lập trình tiên phong đã đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc định hình ngành công nghệ thông tin ngày nay. Chúng là những viên gạch đầu tiên để “làm móng” của các ngôn ngữ lập trình hiện đại, truyền cảm hứng cho sự phát triển của nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như C, Java, Python, v.v. Chúng đã mở rộng khả năng lập trình, nâng cao tính an toàn và hiệu quả, đồng thời đặt nền tảng cho sự phát triển của các ngôn ngữ lập trình hiện đại.

Xem thêm: 5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Mầm Mống Sơ Khai (Phần 1)

5. Algol 60 và Simula - Đột phá ngôn ngữ lập trình (1960s)

Sự ra đời và phát triển của Algol 60 và Simula là những bước tiến đột phá trong lĩnh vực lập trình, đặt nền móng cho các khái niệm lập trình cấu trúc và lập trình hướng đối tượng, đóng vai trò then chốt trong việc định hình ngành công nghệ thông tin hiện đại.

Thập niên 1960 đánh dấu sự ra đời của hai ngôn ngữ lập trình mang tính đột phá:

Được phát triển vào năm 1960 bởi một nhóm các nhà khoa học máy tính quốc tế, Algol 60 là ngôn ngữ lập trình bậc cao đầu tiên giới thiệu các khái niệm lập trình cấu trúc như khối lệnh, phạm vi biến và đệ quy. Algol 60 đề cao tính logic, rõ ràng và dễ đọc, giúp lập trình viên viết ra code dễ hiểu, dễ bảo trì và ít lỗi.

Nhờ những ưu điểm này, Algol 60 đã trở thành ngôn ngữ học thuật tiêu chuẩn trong nhiều năm và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các ngôn ngữ lập trình sau này như C, Pascal và Java.

Hình 8. Một trong những bảng quy định của ngôn ngữ lập trình Algol 60

Ra đời vào năm 1967, Simula là ngôn ngữ lập trình đầu tiên được thiết kế đặc biệt để lập trình với khái niệm về đối tượng. Nó giới thiệu các khái niệm then chốt của lập trình hướng đối tượng như lớp, đối tượng, phương thức và kế thừa.

Simula cho phép lập trình viên mô phỏng các hệ thống thực tế bằng cách chia nhỏ chúng thành các đối tượng tương tác với nhau, đặt nền tảng cho sự phát triển của các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến hiện nay như C++, Java và Python.

Algol 60 và Simula đã đóng vai trò tiên phong trong việc định hình ngành công nghệ thông tin với những đóng góp to lớn, chúng đã giới thiệu các khái niệm lập trình quan trọng giúp lập trình viên viết ra code logic, rõ ràng, dễ hiểu và dễ bảo trì, đồng thời mở ra khả năng mô phỏng các hệ thống phức tạp một cách hiệu quả.

Hình 9. Cha đẻ của ngôn ngữ lập trình SIMULA

Algol 60 và Simula là bước đột phá về ngôn ngữ lập trình để thúc đẩy sự phát triển của các ngôn ngữ lập trình hiện đại. Chúng ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay, góp phần định hình cách thức lập trình và xây dựng phần mềm trong thời đại ngày nay.

Sự ra đời và phát triển của Algol 60 và Simula là những bước tiến đột phá trong lĩnh vực lập trình, đặt nền móng cho các khái niệm lập trình cấu trúc và lập trình hướng đối tượng, đóng vai trò then chốt trong việc định hình ngành công nghệ thông tin hiện đại. Nhờ những đóng góp to lớn này, Algol 60 và Simula sẽ luôn được ghi nhớ như những cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển phần mềm.

6. Sự bùng nổ của kỷ nguyên CNTT với Máy tính mainframe

Máy tính mainframe là những gã khổng lồ tiên phong trong ngành công nghệ thông tin, góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của các thiết bị điện tử thông minh và ứng dụng phần mềm đa dạng ngày nay. Mặc dù vai trò của mainframe trong thời đại máy tính cá nhân và đám mây đang dần thay đổi, nhưng những đóng góp to lớn của chúng trong lịch sử sẽ luôn được ghi nhớ.

Vào năm 1951, Máy tính UNIVAC I (Universal Automatic Computer I) được giới thiệu, là máy tính thương mại đầu tiên trên thế giới. UNIVAC I nổi tiếng với khả năng tính toán chính xác và tốc độ xử lý nhanh chóng, được sử dụng cho nhiều ứng dụng quan trọng như dự báo thời tiết, tính toán quỹ đạo tên lửa và kiểm tra bầu cử.

Ngay trong thập niên 1950 và 1960, các nhà sản xuất máy tính lớn như IBM, UNIVAC, NCR và CDC đã liên tục cải tiến công nghệ của họ, chế tạo ra nhiều thế hệ máy tính mainframe mới với kích thước nhỏ gọn hơn, hiệu suất cao hơn và khả năng lưu trữ dữ liệu lớn hơn so với ENIAC và UNIVAC I khởi nguồn.

Những năm kế tiếp của thập niên 1970, sự ra đời của mạch tích hợp (IC) đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của máy tính mainframe. Kích thước máy được thu nhỏ đi rất nhiều, hiệu suất vận hàng cũng được tăng cao và giá thành giảm xuống chỉ còn rất thấp. Điều này giúp máy tính mainframe trở nên phổ biến hơn nhiều trong các doanh nghiệp và tổ chức đại trà.

Máy tính mainframe là bước đột phát, mở ra một kỷ nguyên bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin toàn cầu, đóng vai trò tiên phong trong việc đặt nền móng cho ngành công nghệ thông tin với những đóng góp to lớn. Với khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ một cách nhanh chóng và chính xác, chúng đáp ứng được các nhu cầu phức tạp của người dùng thời điểm đó. Ngoài ra, các loại máy tính mainframe là nền móng thử nghiệm và phát triển nhiều công nghệ tiên tiến như hệ điều hành, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và bảo mật thông tin.

Xem thêm: 5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Sự Bùng Nổ (Phần 3)

Giai đoạn những năm 1940 - 1970 là giai đoạn nảy mầm cho sự phát triển của CNTT với những phát minh quan trọng như máy tính ENIAC, bóng bán dẫn hay các ngôn ngữ lập trình, và sau cùng là sự đột phá công nghệ của các thế hệ máy tính mainframe. Những phát minh này đã đặt nền tảng cho sự ra đời của máy tính điện tử và hệ thống thông tin hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của CNTT trong những thập kỷ tiếp theo.

Follow HR1Tech để đọc tiếp những phần khác của series công nghệ thú vị này nhé.