Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Tiền lương làm việc vào ngày chủ nhật tính thế nào?
Căn cứ pháp luật: Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Mặt khác, khoản 1, Điều 55 của Nghị định 145/NĐ-CP năm 2020 của Chính Phủ có hướng dẫn chi tiết về cách tính tiền lương làm việc thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);
b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Theo những quy định vừa nêu, Tiền lương làm thêm vào ngày chủ nhật sẽ được 200% so với tiền lương của ngày làm việc bình thường khi ngày chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần của người lao động.
Tiền lương làm thêm vào ngày chủ nhật sẽ được 150% so với tiền lương của ngày làm việc bình thường khi ngày chủ nhật là ngày làm việc bình thường của người lao động.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
+) Nếu ngày chủ nhật là ngày nghỉ của công ty:
Theo quy định của pháp luật, người lao động đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần thì tiền lương trong ngày chủ nhật sẽ được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2015/NĐ-CP như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 200% x Số giờ làm thêm
Vậy tiền lương trong ngày chủ nhật được chia thành 2 trường hợp như sau:
+) Nếu ngày chủ nhật là ngày nghỉ công ty thì người lao động sẽ được trả thêm ít nhất là 200% lương của ngày làm việc bình thường.
+) Nếu ngày chủ nhật không phải là ngày nghỉ của công ty thì tiền lương của người lao động được xác định là tiền lương ngày làm việc bình thường và công ty không phải trả thêm một khoản nào.
Theo đó, bạn phải xác định xem ngày chủ nhật có phải là ngày nghỉ của công ty hay không để đảm bảo quyền lợi cũng như tiền lương của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Công ty có bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho người lao động không?
Căn cứ vào Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng áp dụng:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;….”
Vậy, theo quy định của pháp luật, công ty khi kí kết hợp đồng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 12 tháng thì đều phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Có bắt buộc người lao động phải đi làm việc vào ngày chủ nhật không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 111 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.”
Như vậy, quy định của pháp luật không mặc định ngày chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần của người lao động. Chính vì thế, công ty bạn có thể lựa chọn một trong các ngày trong tuần làm ngày nghỉ và có trách nhiệm phải ghi vào nội quy lao động.
Nếu ngày chủ nhật không phải là ngày nghỉ hàng tuần của công ty thì việc bạn đi làm vào ngày chủ nhật là điều bắt buộc và đúng với quy định.
Người lao động có bắt buộc phải đi làm thêm vào ngày chủ nhật không?
Căn cứ pháp luật: khoản 2 điều 107 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”
Theo quy định vừa nêu, một trong những điều kiện để sử dụng người lao động làm thêm giờ là phải được sự đồng ý của người lao động. trừ một số các trường hợp đặc biệt sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động không được bắt buộc người lao động phải đi làm thêm giờ vào ngày chủ nhật nếu không được sự đồng ý của người lao động.