Để đáp ứng với thị trường kinh tế Việt Nam hội nhập thì việc xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu ngày cần đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm được thời gian cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa
Điều kiện cấp giấy phép xuất nhập khẩu
Hiện nay có khá nhiều điều kiện cần phải thực hiện khi tiến hành xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu, và đối với mỗi sản phẩm hàng hóa thì lại có thêm các điều kiện riêng khác biệt đi kèm. Nhưng để có thể tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa thì bắt buộc các doanh nghiệp cần phải nắm rõ 2 điều kiện cơ bản sau:
Những đối tượng được thực hiện quyền nhập khẩu
– Thương nhân Việt Nam không phải là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ các hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân được thực hiện nhập khẩu theo ủy quyền của thương nhân.
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định của pháp luật.
II. Tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam
Hiện nay các loại gạo Việt Nam xuất khẩu rất nhiều và đa dạng, vì vậy chúng ta sẽ khó nắm rõ được chi tiết từng loại. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là phổ biến nhất.
Đây là loại gạo khá phổ biến và chúng ta có thể dễ nhận biết trên thị trường. Gạo Jasmine 85 được biết đến là loại gạo thơm có hương vị tự nhiên, hạt dài và có màu trắng trong. Khi nấu chín thì cơm sẽ cho mùi hương rất thơm, hạt cơm dẻo và không bị vón cục. Phẩm chất của gạo rất tốt, ít bạc bụng và ít vỡ nên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về xuất khẩu.
Giá trị xuất khẩu của loại gạo này cũng được đánh giá là cao nên người dân rất chú trọng sản xuất giống lúa này.
-> Xem Ngay: các loại gạo ngon, thông dụng nhất trên thị trường
Gạo Japonica là cái tên không còn quá xa lạ với thị trường xuất khẩu Việt. Tuy là loại gạo có giống lúa từ Nhật Bản, nhưng lại được sản xuất khá nhiều ở Việt Nam. Loại gạo này có thân hình tròn, hạt ngắn, có màu trắng nên rất được ưa chuộng. Vốn là loại gạo để xuất khẩu nên Japonica có phẩm chất rất tốt, ít bạc bụng và hạt tròn đều.
Khi nấu chín gạo sẽ có mùi thơm quyến rũ, hạt cơm dẻo, không bị vón cục. Đặc biệt là khi để nguội gạo vẫn giữ được độ dẻo và hương thơm vốn có.
Đây là loại gạo thuộc giống thế hệ mới nên được đánh giá cao về chất lượng. Gạo ST25 được mệnh danh là gạo ngon nhất thế giới và là một trong các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam phổ biến nhất. Gạo ST25 với các đặc điểm nổi bật như hạt gạo đẹp, phẩm chất tốt, ít bạc bụng, dẻo, thơm…Giá trị xuất khẩu của loại gạo này khá cao mang lại nguồn thu lớn cho người dân.
Gạo nếp là một trong những loại gạo được xuất khẩu nhiều ở Việt Nam. Gạo nếp rất dẻo, có hương thơm tự nhiên, có độ kết dính rất cao. Gạo nếp thường dùng để làm xôi, bánh…và không dùng để làm cơm như gạo tẻ thông thường. Giá thành xuất khẩu của gạo nếp khá cao nên cũng góp phần mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.
-> Tham khảo: cách bảo quản gạo được lâu
Gạo thơm Hương Lài có đặc tính hạt gạo dài, trắng trong và ít bạc bụng. Khi nấu chín sẽ cho cơm có mùi thơm hoa lài tự nhiên, hấp dẫn. Hạt cơm có độ dẻo nhất định, mềm, ngọt đậm nên được nhiều người yêu thích. Gạo thơm Hương Lài được khá nhiều quốc gia ưa chuộng và nhập khẩu nhờ có chất lượng rất tốt.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân;
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Các tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Nơi nộp hồ sơ: Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thời gian giải quyết: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
Lưu ý: Bộ, cơ quan ngang bộ dựa vào những quy định trên để ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định chi tiết về hồ sơ cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.
Ví dụ: Doanh nghiệp muốn nhập khẩu trang thiết bị y tế thì phải cần có giấy phép nhập khẩu. Trình tự, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế được quy định chi tiết tại Điều 42 Nghị định 36/2016/NĐ-CP.
Giấy phép xuất nhập khẩu là gì?
Giấy phép xuất nhập khẩu là một chứng minh tính hợp pháp, cho phép các hàng hóa dịch vụ trong nước có thể đem trao đổi buôn bán với các đất nước khác. Giấy phép xuất nhập khẩu là một văn bản liên quan đến một hàng hóa nào đó đạt tiêu chuẩn có thể xuất hoặc nhập khẩu theo nhiều con đường và các phương tiện vận chuyển khác nhau. Giống như việc xin cấp giấy phép thành lập công ty, thì xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu cũng cần phải đảm bảo được các yêu cầu điều kiện riêng.
Việc xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa là một công việc bắt buộc cần phải thực hiện khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài hoặc nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc sản phẩm hàng hóa với nhiều mục đích khác nhau. Vậy vấn đề đặt ra là có các loại giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa nào? Điều kiện để có thể xin cấp được giấy phép xuất nhập khẩu là gì? Với mỗi loại hàng hóa thì các tiêu chuẩn cần đảm bảo là gì, và cần xin giấy phép loại nào? Thấu hiểu trong những băn khoăn lo lắng của các doanh nghiệp hiện nay, Dịch vụ công online sẽ tổng hợp lại các vấn đề liên quan đến xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau.
III. TPS Group – Đơn vị chuyên xuất khẩu gạo tại Việt Nam
Nếu bạn đang tìm một đối tác cung cấp gạo ở thị trường trong và ngoài nước thì TPS Group sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Các sản phẩm gạo xuất khẩu của TPS Group được đánh giá cao về phẩm chất, chất lượng và độ thơm ngon. Các sản phẩm đảm bảo đạt chuẩn và đủ điều kiện xuất khẩu đi các quốc gia, khu vực.
Các loại gạo mà TPS Group hiện đang xuất khẩu như gạo Nàng Hoa, gạo Japonica, gạo Jasmine 85…Giá thành xuất khẩu ở mức cạnh tranh trên thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ mua gạo một cách tốt nhất.
-> Tham khảo: Bảng giá các loại gạo Việt Nam hôm nay
Trên đây là tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bên cạnh đó hiểu rõ các loại gạo Việt Nam xuất khẩu phổ biến nhất.
Địa chỉ: Lô C, Đường D6, KCN Đức Hòa III – Việt Hoá, Xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hòa, Long An
Website: https://thienphusigroup.com/
Email: [email protected]
Nước ta là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với hai vựa lúa lớn ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại các khu vực này cũng nhờ đó mà phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Luật Việt An gửi đến quý khách hàng một số quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
– Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Lưu ý: Kho chứa, cơ sở xay, xát quy định tại Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo lần đầu bao gồm:
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư.
– Bản chính bản kê kho chứa, bản chính bản kê cơ sở xay, xát theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V kèm theo Nghị định này đã được Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận theo quy định tại Nghị định này.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Bộ Công thương.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
Hồ sơ giấy phép mới lần thứ hai trở đi
Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:
Tối thiểu 30 (ba mươi) ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới đến Bộ Công thương, hồ sơ gồm:
– Các giấy tờ theo quy định về việc cấp mới Giấy chứng nhận lần đầu;
– Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.
– Bản báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo (theo mẫu);
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương xem xét cấp giấy phép mới cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hoặc có câu hỏi liên quan đến lĩnh vực kinh doanh này vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được luật sư hướng dẫn cụ thể nhất!