Xe Điện Ev Go

Xe Điện Ev Go

Với sự phát triển của lĩnh vực ôtô điện, chủ xe hiện có thêm nhiều giải pháp sạc pin bao gồm sạc tại gia, sạc tại phòng chờ hạng sang hay trạm công cộng.

Có thể tối ưu hơn trạm sạc của VinFast

Ngoài hệ thống trạm sạc rộng khắp, người dùng còn đánh giá chi phí sạc cho xe điện VinFast là khá hợp lý. Tuy vậy, anh Bạch Trung chia sẻ các trạm sạc của VinFast có thể làm tốt hơn nữa để tối ưu công năng sử dụng.

Cụ thể, vấn đề đang nằm ở biên độ giá giữa các cổng sạc. Hiện nay, VinFast áp dụng mức giá 3.800 đồng/kWh cho toàn bộ cổng sạc, điều này khiến các cổng sạc nhanh - siêu nhanh thường trong tình trạng quá tải.

Các cổng sạc nên được điều chỉnh mức giá phù hợp theo từng khung công suất. Ảnh: VinFast.

“Chủ xe khi đến trạm sạc đều muốn xe được sạc trong thời gian nhanh nhất có thể, vì vậy ai cũng muốn sử dụng cụm sạc công suất cao 150-250 kW. Tuy nhiên, sự thật không phải mẫu xe nào cũng có thể sử dụng cổng sạc này. Ví dụ chiếc VF 5 Plus chỉ cần dùng cổng sạc 60 kW nhưng đa số xe tôi gặp đều được đậu ở ô có cổng sạc 150-250 kW”, anh Trung nói thêm.

Để cân bằng điều này, chủ nhân xe VinFast chia sẻ có thể ưu đãi giá tốt hơn cho các trạm sạc tốc độ chậm, đồng thời tăng giá cho các trạm sạc tốc độ cao của VinFast để tối ưu, nhằm cân bằng nhu cầu sạc tại các trạm công cộng của VinFast trong thời điểm hiện tại.

“Giá của từng cổng sạc bằng nhau thì không ai muốn đợi, nhưng chỉ cần điều chỉnh giá, vấn đề này sẽ được giải quyết ngay. Người muốn sạc nhanh, công suất cao nên trả nhiều tiền hơn so với những người chấp nhận chờ đợi”, anh Trung nói thêm.

Trong vài năm tới, thị trường xe điện cũng như trạm sạc sẽ tiếp tục phát triển, khi nhiều hãng xe mới sẵn sàng ra mắt xe điện tại Việt Nam. Điều này hứa hẹn mang tới những dịch vụ và trải nghiệm sạc tốt hơn cho người sử dụng xe điện.

Chuyên mục Xe gửi tới độc giả những tựa sách hay với nhiều chủ đề hấp dẫn. Trên những chặng hành trình với những chiếc xe, không hiếm khi chúng ta có những khoảnh khắc nghỉ ngơi, thư giãn, và những trang sách là người bạn đồng hành lý thú.

Điện khí hoá được đánh giá là xu thế tất yếu của ngành công nghiệp xe hơi, kéo theo sự lên ngôi của các hãng xe ô tô điện. Trong đó những tập đoàn sản xuất dưới đây chịu trách nhiệm chính cho phần lớn doanh số ô tô điện trên toàn cầu.

Liên doanh GM - (SAIC - WULING)

Vừa đạt thành tích ấn tượng trong cuộc đua doanh số bán xe điện, vừa tiên phong trong việc mở ra phân khúc EV mini, liên doanh GM - (SAIC - WULING) trở thành cái tên không thể thiếu trong TOP các hãng xe ô tô điện lớn nhất thế giới. Đây là nhà sản xuất ô tô điện đứng thứ 3 thế giới trong năm 2021 và 2022 về doanh số bán xe với lần lượt hơn 456 nghìn (2021) và 480 nghìn (2022) xe điện bán ra. Với những thế mạnh sẵn có của mỗi thành viên, hãng xe mang đến những sản phẩm có giá trị cao với chi phí sản xuất tối ưu. Cộng với năng lực nghiên cứu và phát triển tiên tiến, các mẫu xe điện của hãng đều dễ dàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.

Nhà máy sản xuất xe điện thuộc liên doanh GM - (SAIC - WULING)

Điển hình là sự thành công vang dội của xe Wuling HongGuang miniEV với hơn 1 triệu xe bán ra thị trường (tính đến hết năm 2022). Đây cũng là mẫu ô tô điện mini bán chạy nhất trên thế giới trong 3 năm liên tiếp kể từ năm 2020. Xe chính thức được bán ra vào tháng 7/2020, nghĩa là chỉ trong gần nửa năm kể từ ngày ra mắt, mẫu phương tiện “xanh” này đã nhanh chóng đạt được doanh số “khủng", chiếm thành tích dẫn đầu.

Theo thống kê, trong vòng 1 năm đầu xe ra mắt, mức tiêu thụ hàng ngày là hơn 700 chiếc - một con số khổng lồ vượt xa các hãng xe ô tô điện khác. Ở thời điểm tháng 5/2021, thị trường ghi nhận có 29.706 xe Wuling HongGuang MiniEV được bán ra. Trong khi con số này của 2 mẫu ô tô điện HOT nhà Tesla là Model Y và Model 3 lần lượt là 12.728 và 9.208 xe.

Wuling HongGuang MiniEV thành công nhờ nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến như:

Xe có mức giá rất dễ tiếp cận, chỉ cao hơn xe máy tay ga phân khúc cao cấp đôi chút và thấp hơn nhiều so với ô tô xăng hạng A.

Việc phương tiện thân thiện với môi trường cũng là yếu tố khiến nhiều người dùng ưu tiên lựa chọn.

Trang bị và khả năng vận hành của Wuling HongGuang MiniEV rất phù hợp với nhu cầu di chuyển trong đô thị.

Kích thước nhỏ gọn tạo nên lợi thế đặc biệt: linh hoạt và cơ động khi xe di chuyển và dừng đỗ, đồng thời không tiêu hao nhiều điện năng, giúp tối ưu khả năng vận hành của phương tiện.

Đặc biệt, dù kích thước nhỏ gọn nhưng với thiết kế 2 cửa độc đáo và tối giản khoang cabin, xe Wuling HongGuang MiniEV có tới 4 chỗ ngồi, phù hợp với nhu cầu di chuyển của nhiều gia đình.

Nội thất Wuling HongGuang MiniEV được tối ưu với 4 chỗ ngồi

Wuling HongGuang MiniEV cũng là mẫu xe mở màn cho cuộc đua xe điện mini tại Việt Nam. Theo hợp tác đã ký kết, liên doanh GM - (SAIC - WULING) sẽ trực tiếp cung cấp linh kiện, chuyển giao công nghệ và uỷ quyền cho TMT Motors sản xuất kinh doanh mẫu xe siêu HOT này trong giai đoạn đầu hợp tác.

Với kinh nghiệm 47 năm trong lĩnh vực xe thương mại cùng sự kiện hợp tác chiến lược với tập đoàn xe danh tiếng, TMT Motors được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ trở thành cái tên nổi bật trong số các hãng xe ô tô điện tại Việt Nam. Đặc biệt, chất lượng của toàn bộ sản phẩm ra mắt trong kế hoạch hợp tác này sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn toàn cầu của General Motors.

Dự kiến Wuling HongGuang MiniEV sẽ được TMT mở bán tại thị trường Việt từ quý II/2023. Không chỉ giúp các loại ô tô điện tại việt nam thêm phong phú, mẫu xe này còn được kỳ vọng mở ra xu hướng di chuyển mới trong nước, thay thế các xe máy bằng phương tiện 4 bánh an toàn, tiện lợi và văn minh.

Wuling HongGuang MiniEV sẽ được TMT Motors độc quyền sản xuất và phân phối tại Việt Nam

Dẫn đầu xu thế ô tô điện nói chung và nằm trong top doanh số trong nhiều năm liên tiếp, Tesla được ví là “gã khổng lồ" trong ngành công nghiệp sản xuất xe điện. Dù không còn ở thế thượng tôn nhưng hãng xe Mỹ vẫn là công ty xe hơi giá trị nhất thế giới trong năm 2022. Một số dòng sản phẩm nổi tiếng của Tesla gồm: Model Y, Model 3, Model S và Model X.

Tesla giữ vị thế nổi bật trong số các hãng xe ô tô điện nhiều năm liên tiếp

Thương hiệu BYD đến từ Trung Quốc sản xuất rất nhiều loại xe, trong đó những mẫu EV đã giúp hãng đứng số 1 về doanh số toàn cầu trong suốt 6 năm từ 2014 - 2019. Chiến lược phát triển ô tô điện của hãng là tạo ra những sản phẩm thông minh và kết nối. Một số mẫu xe tiêu biểu gồm: BYD Song Plus (BEV + PHEV), BYD Qin Plus (BEV + PHEV), BYD Han (BEV + PHEV), BYD Dolphin, BYD Yuan Plus (aka Atto 3) và BYD Tang (BEV + PHEV).

BYD khiến các hãng xe ô tô điện trên thế giới phải dè chừng bởi thành tích ấn tượng về doanh số

Đứng đầu thế giới về doanh thu và lợi nhuận xe hơi nói chung nhưng tiến trình điện khí hoá của Toyota khá chậm so với các đối thủ khác. Theo đó, hãng mới chỉ ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên có tên là Toyota bZ4X. Nhưng nhờ uy tín thương hiệu, sản phẩm vẫn gây được tiếng vang lớn ở nhiều thị trường.

bZ4X là mẫu ô tô điện đầu tiên mở màn cho dải sản phẩm xe xanh của Toyota

General Motors là hãng xe lâu đời đến từ Hoa Kỳ, đồng thời cũng là thành viên của liên minh GM - (SAIC - WULING) danh tiếng. Trong bối cảnh phát triển bền vững được chú trọng tại nhiều quốc gia, General Motors được đánh giá là hãng xe thân thiện với môi trường số 1 toàn cầu với doanh số bán EV trong năm 2022 tăng 8% so với năm 2021.

Equinox EV sẽ được General Motors ra mắt trong năm 2024

Volkswagen Group sở hữu tới 10 thương hiệu danh tiếng, ngoài Volkswagen còn có Audi, Porsche và Bentley. Tập đoàn xe hơi lớn nhất châu Âu đã dự tính chi 34 tỷ USD trong 5 năm để phát triển EV, sẵn sàng thách thức Tesla và các hãng xe ô tô điện khác. Một số mẫu xe đáng chú ý của hãng bao gồm: Audi e-Tron, Volkswagen ID.3, ID.4 và Porsche Taycan.

Audi e-Tron có mặt tại Việt Nam

Không nằm ngoài cuộc đua, hãng xe sang đến từ Đức BMW cũng tích cực tham gia thị trường xe điện với sự ra mắt của mẫu xe điện BMW iX hấp dẫn ở nhiều thị trường, với 2 phiên bản xDrive 40 và xDrive 50. Đặc biệt, thay vì tiêu tốn một khoản đầu tư lớn cho bộ máy nghiên cứu sản xuất như các hãng xe ô tô điện khác, BMW bắt tay với Daimler (tập đoàn mẹ của hãng Mercedes-Benz) để tối ưu chi phí khi phát triển tính năng tự hành trên xe điện.

BMW tập trung phát triển xe điện

Thực tế, nhà sản xuất xe đến từ Nhật Bản Nissan đã từng gây tiếng vang lớn trên thị trường xe điện toàn cầu với mẫu Tama, Prairie Joy EV và đặc biệt hành công ở dòng Nissan. Gần đây, hãng xe Nhật tiếp tục giới thiệu mẫu SUV cỡ trung Ariya và xe hybrid ứng dụng công nghệ E-Power Nissan Kicks. Trong bối cảnh xu hướng ô tô xanh “bùng nổ", Nissan tiếp tục đẩy nhanh tiến độ điện khí hoá phương tiện trên toàn cầu với kế hoạch ra mắt 27 mẫu hybrid và 19 xe thuần điện trước năm 2030.

Mẫu xe Nissan Leaf từng ở vị trí số 1 về doanh số

Hyundai đã ra mắt thương hiệu hoàn toàn mới và phát triển độc lập các mẫu xe xanh với tên gọi IONIQ. Cho đến thời điểm hiện tại, hãng xe Hàn đã cho ra mắt mẫu IONIQ 5, IONIQ 6 và dành được nhiều giải thưởng danh giá trong trong giới. Các sản phẩm của hãng được “chấm điểm" cao về chất lượng, công nghệ và ngoại hình.

IONIQ 6 được đánh giá cao về ngoại hình và chất lượng

Hãng xe lâu đời của Mỹ - Ford hiện đang đẩy nhanh tốc độ phát triển và mở rộng các phương tiện điện khí hóa. Khác với các hãng xe ô tô điện khác, chiến lược của Ford là sử dụng những mẫu xe mang tính biểu tượng để nhanh chóng chiếm được lợi thế về doanh số. Trong đó phải kể đến mẫu xe thể thao Ford Mustang Mach-E GT và dòng bán tải Ford F-150 EV.

Xe bán tải chạy điện Ford F-150 EV được dùng cho cảnh sát Mỹ

Doanh số xe điện toàn cầu tăng 53% trong năm 2022 cho thấy các hãng xe ô tô điện đang tập trung đẩy nhanh tiến độ điện hoá đội hình phương tiện. Hàng loạt nhà sản xuất, trong đó bao gồm TMT Motors và liên doanh GM - (SAIC - WULING) đều đang nỗ lực mở rộng thị trường xe điện tại Việt Nam với những chiến lược dài hạn, góp phần giúp ngành giao thông trong nước theo kịp xu hướng toàn cầu.

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo

Chuyên tư vấn với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm