Thủ Tục Cấp Visa Cho Người Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam

Thủ Tục Cấp Visa Cho Người Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam

Thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một quá trình quan trọng đối với doanh nghiệp và người lao động nước ngoài. Để đảm bảo hợp pháp, người lao động cần đáp ứng các điều kiện như có giấy phép lao động, thị thực hợp lệ và các giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quá trình xin giấy phép lao động thường yêu cầu nhiều bước như chuẩn bị hồ sơ, xác minh thông tin và nộp tại cơ quan chức năng. Cùng AZTAX tìm hiểu và nắm rõ thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam giúp doanh nghiệp và người lao động tránh được các rắc rối pháp lý và đảm bảo quy trình nhanh chóng, thuận lợi.

Bước 4: Đăng ký thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Sau khi được cấp giấy phép lao động, đồng nghĩa với việc người lao động nước ngoài đã đáp ứng đủ điều kiện để làm việc tại Việt Nam. Khi này, người lao động nước ngoài phải tiến hành đăng ký thẻ tạm trú để lưu trú hợp pháp tại Việt Nam và được bảo vệ quyền lợi theo pháp luật Việt Nam.

Quy trình đăng ký thẻ tạm trú cho người nước ngoài doanh nghiệp gồm các bước sau:

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố sẽ cấp thẻ tạm trú trong vòng không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, đồng thời thu lệ phí tương ứng với thời hạn của thẻ tạm trú. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, yêu cầu sẽ được chỉnh sửa và bổ sung.

Thời hạn của giấy phép lao động Việt Nam là bao lâu?

Theo quy định pháp luật hiện hành, giấy phép lao động có thời hạn tối đa là 2 năm. Doanh nghiệp và tổ chức có thể linh hoạt xin giấy phép với thời gian phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động, đảm bảo quyền lợi và hiệu quả trong quá trình làm việc của người lao động nước ngoài.

Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là bao nhiêu?

Phí cấp giấy phép lao động sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể:

Trên đây, AZTAX đã tổng hợp quy trình hoàn tất các thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một việc phức tạp, yêu cầu phối hợp với nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ AZTAX qua số HOTLINE: 0932 383 089.

Các loại giấy tờ cần thiết để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Bên cạnh các giấy tờ tùy thân như thị thực (visa nhập cảnh Việt Nam) và hộ chiếu, để người nước ngoài có thể sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo hộ, cần phải có những giấy tờ sau đây:

Giấy phép lái xe cho người nước ngoài

Sau khi được cấp thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài có nhu cầu lái xe và giấy phép lái xe quốc gia còn hiệu lực cần đổi sang giấy phép lái xe tương đương tại Việt Nam.

Nếu người nước ngoài tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không có giấy phép lái xe Việt Nam, sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và giấy phép lái xe nước ngoài có thể bị tịch thu.

Giấy phép lao động hết hạn có được gia hạn không?

Câu trả lời là có. Theo quy định mới nhất tại Nghị định 152, giấy phép lao động khi hết hạn có thể được gia hạn một lần duy nhất thông qua thủ tục gia hạn. Sau khi thời gian gia hạn kết thúc, người lao động sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động.

Các điều khoản về hình thức để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 2, Khoản 1 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người nước ngoài (bao gồm những người có quốc tịch nước ngoài) có thể làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động;

b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Thẻ tạm trú, thẻ thường trú cho người nước ngoài

Một trong hai loại giấy tờ chứng minh sự cư trú hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm thẻ tạm trú và thẻ thường trú, như sau:

Bước 3: Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Work Permit)

Sau khi nhận được thông báo chấp thuận vị trí công việc và phiếu lý lịch tư pháp của người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động (Work Permit) tại Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm:

Sau khi nhận đủ hồ sơ, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trong trường hợp từ chối, Bộ hoặc Sở sẽ cung cấp thông báo bằng văn bản và giải thích lý do từ chối.

Giấy phép lao động cho người nước ngoài có hiệu lực tối đa 2 năm. Trong trường hợp giấy phép sắp hết hạn và người nước ngoài vẫn làm việc tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc người lao động cần gia hạn giấy phép lao động

Hồ sơ và thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Để tham gia vào thị trường lao động Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, người sử dụng lao động và công dân nước ngoài còn phải tiến hành các thủ tục như: xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, làm lý lịch tư pháp, và xin giấy phép lao động cho người nước ngoài (trừ trường hợp miễn giấy phép). Để đảm bảo hoàn toàn hợp pháp khi làm việc tại Việt Nam, còn cần thực hiện thủ tục cấp tạm trú cho người nước ngoài.

Dưới đây là toàn bộ hồ sơ và thủ tục cụ thể cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Bước 2: Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Người nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp để bổ sung vào hồ sơ xin giấy phép lao động. Thủ tục này có thể được thực hiện tại nước cư trú của người nước ngoài hoặc tại Việt Nam.

Danh mục hồ sơ xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài bao gồm:

Người nước ngoài phải nộp hồ sơ cùng với lệ phí tại:

Phiếu lý lịch tư pháp sẽ được cấp trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 151 của Bộ luật Lao động 2019, các quy định để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.”

Ngoài các điều kiện về lý lịch đã đề cập, người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định sau: