Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam thời gian qua đã diễn ra ngày càng đa dạng và phong phú. Nhiều công nghệ mới, hiện đại được du nhập vào nước ta nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, điện tử, viễn thông, ôtô xe máy... Nhiều ngành nghề, sản phẩm mới được tạo ra với công nghệ hiện đại, chất lượng tạo tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tăng đáng kể năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Điều này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên được khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả.
Đi liền với chuyển giao công nghệ là quá trình tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới và đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ cao, có khả năng sử dụng được các công nghệ hiện đại. Ngoài ra, chuyển giao công nghệ còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, năng lực công nghệ trong nước được nâng cao.
Những thành tựu đạt được nêu trên đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với thu hút FDI, cũng như chính sách khuyến khích, thu hút công nghệ của nước ngoài để đổi mới công nghệ, góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia.
Một số khái niệm chung về chuyển giao công nghệ
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về. Theo quan niệm của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế: CGCN là chuyển giao và nhận công nghệ qua biên giới. Điều đó có nghĩa công nghệ được chuyển và nhận thông qua con đường thương mại quốc tế, qua các dự án đầu tư nước ngoài hoặc qua chuyển và nhận tự giác hay không tự giác (học tập, hội thảo khoa học, tình báo kinh tế, công nghiệp,...).
Theo Luật CGCN, năm 2006: “CGCN là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền CGCN sang bên nhận công nghệ. CGCN có thể tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài”
Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể là một phần hoặc toàn bộ công nghệ, bao gồm: 'Các bí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao; Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ. Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp'.
- Trao kiến thức: Việc chuyển giao chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt, hướng dẫn, huấn luyện, tư vấn các kiến thức về công nghệ được chuyển giao.
- Chìa khóa trao tay: Bên CGCN chỉ cam kết CGCN vận hành được cho bên nhận chuyển giao sử dụng. Cấp độ này có thể gây rủi ro cho bên nhận CGCN, bởi vì rất có thể công nghệ được chuyển giao chỉ vận hành được khi có mặt bên chuyển giao, sau khi chìa khóa đã trao tay rồi thì công nghệ đó lại không vận hành được.
- Sản phẩm trao tay: Bên CGCN cam kết CGCN vận hành được cho bên nhận chuyển giao sử dụng và đảm bảo rằng có loạt sản phẩm được sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ đó, cấp độ chuyển giao này có ít rủi ro cho bên nhận chuyển giao hơn so với cấp độ chìa khóa trao tay.
- Thị trường trao tay: Bên CGCN cam kết CGCN vận hành được cho bên nhận chuyển giao sử dụng và đảm bảo rằng có loạt sản phẩm hàng hóa được sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ đó, đồng thời đảm bảo có thị trường tiêu thụ sản phẩm đó, cấp độ chuyển giao này ít có rủi ro cho bên nhận chuyển giao. Trách nhiệm của bên chuyển giao như vừa nêu đã hạn chế khả năng CGCN cho thêm một/những chủ thể khác ngoài chủ thể nhận CGCN ghi trong hợp đồng chuyển giao, nhưng sẽ không có thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa do áp dụng công nghệ được chuyển giao, nếu bên nhận chuyển giao thực hiện các hành vi như đã phân tích ở trên
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận, bao gồm:
- Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
- Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;
- Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;
- Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra.
- Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra.
2. Tác động của chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI
- Đối với tất cả các nước đang phát triển, FDI là nguồn lực quan trọng để phát triển khả năng công nghệ. Vai trò này được thể hiện ở hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và nghiên cứu, cải tiến phát triển công nghệ thích nghi, phù hợp với điều kiện thực tế, tăng khả năng công nghệ. Đây là mục tiêu quan trọng mà nước tiếp nhận FDI mong đợi từ các nhà ĐTNN.
- Các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp FDI tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước. Nhờ đó, sẽ gián tiếp tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ (R&D) của địa phương.
- Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài được chuyển giao, các nhà đầu tư trong nước có cơ hội nghiên cứu, phát triển công nghệ thông qua việc học được cách thiết kế, chế tạo, tiếp thu được công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành những công nghệ của mình. Đây là một trong những tác động tích cực quan trọng của FDI đối với phát triển công nghệ ở nước chủ nhà.
2.2. Một số vấn đề lưu ý trong chuyển giao công nghệ qua FDI
- Bên cạnh những tác động tích cực, chuyển giao công nghệ qua đầu tư nước ngoài cũng đặt ra nhiều vấn đề cho nước chủ nhà, trong đó nổi bật là: công nghệ cũ, công nghệ không phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển, gây ô nhiễm môi trường, hiện tượng chuyển giá lách thuế,...
- Công nghệ cũ thường giá rẻ, sử dụng nhiều lao động và dễ sử dụng. Mặt khác, các công nghệ này lại kém sức cạnh tranh, năng suất thấp và gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều công nghệ chuyển giao vào các nước đang phát triển qua FDI là không phù hợp. Bởi vì, các công nghệ này được sản xuất ở các nước phát triển, với các đặc điểm: tiết kiệm lao động, nhiều vốn, yêu cầu trình độ tay nghề cao, sử dụng nguồn nguyên liệu được chuẩn hoá..., trong khi các nước đang phát triển lại không đáp ứng được các yêu cầu này. Hơn nữa, sự khác biệt về điều kiện khí hậu là yếu tố làm hao mòn nhanh chóng thiết bị công nghệ và khó sử dụng ở nước tiếp nhận công nghệ. Ngoài ra, khả năng hạn chế về cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và phụ tùng thay thế ở các nước đang phát triển cũng là những khó khăn trong tiếp nhận công nghệ nước ngoài. Các đặc điểm này đã làm giảm hiệu quả sử dụng công nghệ.
- Cũng từ đặc điểm các nhà ĐTNN đến từ các nước phát triển, do yêu cầu chặt chẽ trong các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ở các nước phát triển, các họ đã chuyển nhiều công nghệ gây ô nhiễm môi trường cao sang khai thác ở các nước đang phát triển. Mặt khác, các dự án FDI chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất hoặc khai thác tài nguyên. Vì thế mặc dù các chủ dự án FDI và các cơ quan hữu trách của nước chủ nhà tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nhưng cũng không loại bỏ được tình trạng ô nhiễm môi trường nước chủ nhà. Đây là vấn đề khá phổ biến ở các nước đang phát triển.
- Giá cả công nghệ cao hơn giá thực tế là hiện tượng phổ biến trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển. Do các nước này bị hạn chế về vốn, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm đàm phán, ... nên các nhà ĐTNN thường tính giá công nghệ cao hơn giá thị trường.
- Các dự án FDI lớn thường được thực hiện chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Đây là nguồn lực luôn được các nước đang phát triển quan tâm và có nhiều ưu đãi ưu tiên thu hút đầu tư.
- Tuy nhiên, các TNCs rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới, có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc bắt chước, cải biến hoặc nhái lại công nghệ của các công ty nước chủ nhà. Mặc dù, lý do mà các TNCs thường đưa ra, không CGCN mới là do nước chủ nhà còn chưa đáp ứng được các yêu cầu sử dụng công nghệ của các TNCs.
- Bên cạnh chuyển giao các công nghệ sẵn có, các TNCs cũng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) tại nước chủ nhà. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động R&D của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. 3. Đánh giá chung về chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thời gian qua.
Thời gian qua FDI đã góp phần thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất của một số ngành trong nước. Thông qua FDI, trình độ công nghệ sản xuất trong nước đã được nâng cao một cách rõ rệt so với thời kỳ trước đây. Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến với trình độ hiện đại của thế giới như: bưu chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường…
Đồng thời, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đổi mới hoặc nâng cấp các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế. Cũng từ việc thu hút được nhiều công nghệ mới, tiên tiến mà Việt Nam đã sản xuất ra được nhiều sản phẩm mới mà trước đây trong nước chưa có. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế đến mức tối đa việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực: dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng mới, hàng điện tử gia dụng, phương tiện giao thông…
Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, với hình thức, mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài như các sản phẩm điện tử, cơ khí, chế tạo…