Trong năm 2023, dân số Hàn Quốc tiếp tục giảm, hay nói cách khác, tỉ lệ sinh tại quốc gia Đông Bắc Á này vẫn thấp. Thống kê của Bộ Hành chính và an ninh Hàn Quốc cho biết, tính đến tháng 12/2023, dân số nước này đạt khoảng 51 triệu người, giảm hơn 113 nghìn so với cùng kỳ năm trước.
Người Việt có tuổi thọ trung bình 73,7 tuổi
Theo Tổng cục Thống kê, chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh và cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tỉ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng do những thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe người dân được cải thiện.
Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2023 là 73,7 tuổi (năm 2022 là 73,6 tuổi), trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi.
Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, tuy nhiên lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ 2. Tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước.
Chia sẻ với báo chí trước đó, PGS.TS Nguyễn Trung Anh, giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, cho hay người cao tuổi Việt Nam mắc rất nhiều bệnh. Mỗi người cao tuổi trung bình chịu đựng 14 năm sau của cuộc đời với nhiều bệnh tật phối hợp.
"Cụ thể, trung bình một người trên 60 tuổi mắc 3-4 bệnh, đặc biệt những người trên 80 tuổi có thể mắc trên 6 bệnh. Đây là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc.
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ y tế đối với người cao tuổi, người dân cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh. Trong đó, cần tầm soát sức khỏe, phát hiện bệnh sớm và quản lý tốt các bệnh tật không lây nhiễm…", ông Trung Anh chia sẻ.
Thực hiện chỉ đạo của Hiệu trưởng ngày 26/06/2023, Văn phòng Khoa gửi các bạn thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh đi học tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào diện Hiệp định năm 2023 như sau:
1. Thời gian đào tạo và ngôn ngữ học tập:
- Chương trình đại học: 05 năm học (bao gồm 01 năm học dự bị tiếng Lào tại nước CHDCND Lào đối với người chưa biết tiếng Lào);
- Chương trình thạc sĩ: 03 năm học (bao gồm 01 năm học dự bị tiếng Lào tại nước CHDCND Lào đối với người chưa biết tiếng Lào);
- Chương trình bồi dưỡng tiếng Lào: tối đa 02 năm.
2. Số lượng học bổng: Tổng số có 60 học bổng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và bồi dưỡng ngắn hạn tiếng Lào.
3. Chế độ học bổng: Ứng viên trúng tuyển sẽ được Chính phủ Lào cấp học bổng bao gồm phí đào tạo và bố trí chỗ ở trong ký túc xá với chi phí áp dụng theo quy định của Chính phủ Lào đối với du học sinh học bổng Hiệp định. Chính phủ Việt Nam cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế và vé máy bay một lượt đi và về theo chế độ hiện hành đối với du học sinh diện Hiệp định tại Lào.
4. Yêu cầu dự tuyển: Ứng viên dự tuyển cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung sau đây:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;
- Đủ sức khỏe để học tập tại nước ngoài;
- Chưa đăng ký dự tuyển chương trình học bổng nào khác từ khi thông báo này có hiệu lực đến khi có kết quả sơ tuyển;
- Cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà nước. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp không trở về nước phục vụ, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành;
- Ngành học đăng ký dự tuyển phải phù hợp với khối ngành đang học đại học ở Việt Nam hoặc ngành đã đạt giải thưởng quốc tế, khu vực, quốc gia (đối với ứng viên học bổng đại học), phù hợp với ngành đã học đại học, công việc đang làm (đối với ứng viên học bổng thạc sĩ);
- Chỉ được đăng ký 01 ngành học và không được tự ý thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo sau khi đã đăng ký dự tuyển, trúng tuyển đi học theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào và cơ sở đào tạo tại Lào;
- Chỉ được đăng ký dự tuyển trình độ đào tạo cao hơn trình độ đã có văn bằng.
5. Thời hạn nhận hồ sơ: Ứng viên chuyển 03 bộ hồ sơ giấy chính thức đăng ký dự tuyển bao gồm 01 bộ bằng tiếng Việt (danh mục hồ sơ chi tiết theo Phụ lục 1 hoặc 2) và 02 bộ bằng tiếng Anh (danh mục hồ sơ chi tiết theo Phụ lục 3) bằng thư chuyển phát nhanh bảo đảm tới Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thời hạn đến ngày 10/8/2023 (tính theo ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được hồ sơ và thời gian hoàn thành đăng ký online).
Lưu ý: Kính mong quý thầy cô tham khảo công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình dự tuyển.
Đính kèm: thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
54 - 230703 - Vv tuyển sinh đi học tại Lào
Thông tin về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng. Cụ thể, tỷ lệ nam giới chiếm 49,9%, nữ giới chiếm 50,1%.
Dân số trung bình khu vực thành thị là 38,2 triệu người, chiếm 38,1%; khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, chiếm 61,9%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (xếp sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới.
Do mức sinh có xu hướng giảm nhẹ nên tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Cụ thể, tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%.
Cơ cấu dân số của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ lệ người cao tuổi và giảm tỷ lệ dân số trẻ. Việt Nam hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng và cũng đồng thời trong quá trình già hóa dân số.
Tỷ trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi giảm từ 24,3% năm 2019 xuống khoảng 23,9% năm 2023; trong khi nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 11,9% năm 2019 lên 13,9% vào năm 2023. Nhóm dân số trong độ tuổi từ 15- 59 tuổi chiếm 63,8% năm 2019 giảm xuống còn 62,2% năm 2023.
Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam tiếp tục diễn ra mạnh mẽ do việc di cư dân số từ khu vực nông thôn đến thành thị và việc mở rộng địa giới hành chính các khu vực thành thị. Tỷ lệ dân số thành thị năm 2023 của Việt Nam khoảng 38,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm, so với năm 2022, và tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2021.
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người Việt Nam năm 2023 là 73,7 tuổi; trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, của nữ giới là 76,5 tuổi. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam hiện nay thấp hơn 3 quốc gia là: Singapore (83 tuổi), Brunei (78 tuổi), Thái Lan (76 tuổi).
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.