Bộ Năng lượng Mỹ đang thúc đẩy các giải pháp gia tăng nguồn cung uranium nội địa nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguồn nhiên liệu này của Nga.
Chuẩn Bị Tìm Kiếm Khách Hàng Nước Ngoài
Trong phạm vi bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ sâu nhất về cách tìm kiếm khách hàng nước ngoài. Bước đầu để thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp để PR sản phẩm ra thị trường nước ngoài là vô cùng quan trọng. Bởi hiện nay đa khách hàng nước ngoài thường tìm kiếm sản phẩm và tìm hiểu sản phẩm thông qua website của nhà cung cấp.
Vì vậy, website công ty chính là “bộ mặt” của doanh nghiệp, tạo nên uy tín của doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng ra thị trường nước ngoài. Đồng thời website cũng thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả bán hàng ra nước ngoài.
Vậy cần xây dựng website công ty như thế nào?
Khi xây dựng website công ty, doanh nghiệp cần lưu ý về những vấn đề gì?
Website công ty phải có ít nhất một lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Anh (trong trường hợp công ty cần tập trung vào các thị trường đặc thù thì có thể có thêm lựa chọn cho ngôn ngữ ở thị trường đấy, VD: Tiếng Trung, Tiếng Nhật…).Website công ty cần phải thể hiện rõ ràng và chi tiết các thông tin, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ, và các thông tin liên lạc
Khi lên nội dung trên website, doanh nghiệp cần nêu được điểm nổi bật của công ty như về năng lực đội ngũ nhân sự, tầm nhìn, sứ mệnh, phản hồi, đánh giá của các đối tác lớn.
Một số hình ảnh về website doanh nghiệp
Trước tiên, Profile công ty cần giới thiệu tổng quan về công ty gồm: logo; tên công ty; địa chỉ; slogan; hình ảnh nổi bật; các cột mốc phát triển; hoạt động, sự kiện tiêu biểu; các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; tầm nhìn, sứ mệnh, đội ngũ nhân sự) và các nhà máy (có hình ảnh, địa chỉ nhà máy, hệ thống máy móc, công suất của nhà máy,…) là tốt nhất.Profile cần có chi tiết về các dịch vụ, sản phẩm chính của công ty
Kể ra một số đối tác lớn, các thị trường chủ chốt của công ty, feedback của các khách hàng lớn để tạo sự tin tưởng cho người đọc.
Thông tin liên hệ của công ty: địa chỉ, SĐT công ty, hotline, email, website, … và một số kênh truyền thông như facebook, fanpage, linkedin, instagram,…
Profile nên làm bằng tiếng Anh hoặc có thể để song ngữ Anh Việt nhằm đồng thời phục vụ cho cả thị trường trong và ngoài nước. Profile gửi cho khách hàng nước ngoài nên để định dạng PDF.
Khi nào nên nên apply học bổng?
Thời gian nộp hồ sơ xin học bổng tùy thuộc vào loại học bổng bạn định xin và tùy vào lịch học của các trường. Quy trình và yêu cầu của mỗi loại học bổng đều khác nhau, do đó thời gian nhận hồ sơ cũng không giống nhau. Nhìn chung, thời gian nhận hồ sơ của các học bổng thường vào khoảng tháng 12 đến tháng 4 hằng năm (đối với các trường có những kỳ nhập học mùa xuân, thời gian này có thể lùi lại đến tháng 10, tháng 11).
Tuy nhiên, đối với nhiều học bổng lớn, đặc biệt học bổng chính phủ (yêu cầu gắt gao và phải qua nhiều vòng chọn lựa) thì thời gian nhận hồ sơ nằm trong khoảng tháng 9 đến tháng 1 hằng năm vì thời gian xét duyệt có khi kéo dài đến hơn 1 năm. Chẳng hạn như học bổng Fulbright (nhận hồ sơ khoảng tháng 4, tháng 5 và có kết quả cuối cùng vào khoảng cuối hè năm sau).
Cũng có trường hợp hồ sơ xin nhập học được mặc định như hồ sơ xin học bổng, miễn là ứng viên bày tỏ nguyện vọng của mình trong bài luận (thường rơi vào trường hợp học bổng do trường cấp, ví dụ: học bổng UM High Potential Scholarship của Đại học Maastricht, Hà Lan). Đối với học bổng của trường, quá trình xét duyệt hồ sơ cũng có thể nhanh hơn học bổng chính phủ hoặc học bổng của quỹ đầu tư, ví dụ các trường đại học ở Hà Lan thường chỉ mất 2-3 tháng để xét hồ sơ.
Do đó, tốt nhất bạn nên tham khảo kỹ các yêu cầu về thời gian nhận hồ sơ của học bổng mà bạn định nộp để có sự chuẩn bị kỹ càng và tính toán thời gian hợp lý. Nếu bạn muốn đi học vào năm sau, hãy bắt đầu chuẩn bị hồ sơ từ năm nay.
Quá trình chuẩn bị một bộ hồ sơ xin học bổng hoàn chỉnh thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, bao gồm thời gian tìm hiểu về học bổng, xin nhập học, viết các bài luận, xin thư giới thiệu, thi chứng chỉ tiếng Anh, dịch và công chứng các loại giấy tờ. Trong đó, thời gian thường mất nhiều nhất cho việc xin học tại trường đại học (vì cần ít nhất một tháng để trường xét hồ sơ và trả lời ứng viên), viết luận và xin thư giới thiệu.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý, hồ sơ xin theo học ở trường đại học có thể có những tiêu chí khác với hồ sơ xin học bổng, nên bạn có thể phải chuẩn bị hai bộ hồ sơ khác nhau, như thế khối lượng công việc và thời gian cũng có thể nhân lên gấp đôi. Nếu hạn chót nhận hồ sơ xin học bổng là tháng 3-2013 (cho kỳ học tháng 9-2013), bạn cần nộp hồ sơ xin học ở trường vào khoảng tháng 10-2012 đến tháng 1-2013.
Trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp THPT, nhiều trường đồng ý cho sinh viên/ học sinh nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bổ sung bằng tốt nghiệp sau. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên liên lạc trực tiếp (qua email hoặc điện thoại) với người phụ trách tuyển sinh để được tư vấn cụ thể về chính sách của trường.
Tạo tài khoản trên Google My Business
Tạo tài khoản này nhằm mục đích xây dựng sự tin tưởng cho KH khi tìm kiếm thông tin của công ty bạn trên google.Bạn cần cập nhật đầy đủ thông tin về địa chỉ công ty, thời gian làm việc, số điện thoại, website, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ,… Vì khách hàng của bạn chủ yếu đến từ nước ngoài do đó bạn nên cài đặt ngôn ngữ là tiếng Anh.
Một số lưu ý khi apply học bổng
Xin học bổng du học là một quá trình dài cần sự đầu tư và tìm hiểu kỹ lưỡng. Dưới đây là một số lưu ý bạn có thể tham khảo trong quá trình xin học bổng để rút ngắn thời gian và đạt được kết quả tốt hơn.
Đầu tiên, hãy chắc chắn về việc tìm hiểu kĩ trường, ngành có suất học bổng phù hợp với mình. Việc tìm hiểu này bao gồm việc so sánh chất lượng giữa các trường với nhau. Về học phí, chương trình đào tạo, sự hỗ trợ, các hoạt động ngoại khóa, xã hội và phát triển bản thân. Hiện này có rất nhiều trường đại học nước ngoài có học phí rẻ mà chất lượng giáo dục thuộc hàng top. Bên cạnh đó cũng có nhiều ngôi trường dù học phí không cao nhưng cơ hội kiếm việc làm tỉ lệ cao. Sau khi lựa chọn được trường yêu thích bạn cần tìm hiểu xem ngành nghề mình định đăng ký có chính sách học bổng hay không và học bổng đó là toàn phần hay bán phần. Tiếp theo đó các bạn cũng cần tìm hiểu về các yêu cầu, điều kiện của trường. Mỗi trường sẽ có quy trình và các yêu cầu khác nhau, đa phần các trường sẽ đăng tải những thông tin về học bổng lên website cho các bạn sinh viên tìm hiểu. Ngoài ra sinh viên cũng có thể chủ động email cho nhà trường để hỏi về thông tin học bổng.
Cải thiện điểm GPA để dễ dàng xin học bổng: Hầu hết học sinh, sinh viên khi có nhu cầu săn học bổng nước ngoài đều cần có điểm GPA ở mức cao, chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu. Bạn cần chăm chút cho bảng điểm của mình từ lớp 9 tới lớp 12, điểm tổng kết phải đạt từ 8.0 đến 9.0.. Tiêu chuẩn này sẽ giúp bạn xin học bổng dễ hơn, tỉ lệ đậu sẽ cao hơn. Mức GPA 7.0 sẽ là cơ hội tuyệt vời cho việc xin khoản hỗ trợ từ nhà trường dành cho những bạn sinh viên xin học bổng sau đại học. Điểm GPA chỉ là 1 phần trong những yêu cầu xin học bổng chứ không phải là điều kiện duy nhật. Để hồ sơ này được xét duyệt các bạn sinh viên cần phải chuẩn bị khá nhiều giấy tờ và chứng chỉ.
Ngoài ra, bạn cũng cần dành thời gian và đầu tư nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình. Đối với mỗi trường, mỗi chương trình học khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về chứng chỉ tiếng Anh. Sinh viên có thể lựa chọn 1 điểm mạnh của mình sau đó thi lấy chứng chỉ. Đối với các chương trình học bổng toàn phần yêu cầu về điểm IELTS thường là 6.5, điểm TOEFL là 79.
Tham gia hoạt động ngoại khóa cũng giúp bạn tăng cơ hội xin học bổng.Tại các trường nước ngoài, nhà trường rất coi trọng các hoạt động ngoại khóa. Đó có thể coi là một lợi thế dành cho các bạn sinh viên. Những chứng chỉ, giấy chứng nhận về các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội khi bổ sung vào hồ sơ sẽ giúp bạn tăng cơ hội xin học bổng thành công. Vậy nên, đừng bao giờ ngần ngại tham gia các hoạt động công ích, hoạt động ngoại khóa ngoài xã hội để tăng thêm điểm cộng khi xin học bổng của các trường đại học nước ngoài.
Trên đây là một số lưu ý khi apply học bổng cho các bạn học sinh, sinh viên có dự định du học sắp tới. Bên cạnh những lưu ý này, các bạn cũng cần cân nhắc những lưu ý trong việc làm hồ sơ, giấy tờ đầy đủ và đúng điều kiện để quá trình chuẩn bị cho công tác du học diễn ra một cách suôn sẻ.
Như vậy, có thể thấy, quá trình apply học bổng du học là một chặng đường dài và phải qua rất nhiều bước. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hình dung và sắp xếp rõ hơn các việc phải làm trong quá trình xin học bổng du học của bản thân.
Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về lộ trình săn học bổng và du học cùng những điều kiện cần thiết để bắt đầu quá trình du học của bản thân, các bạn có thể tham khảo cuốn sách "Bước ra thế giới: Cẩm nang du học & Săn học bổng" của Spiderum
Sách Bước Ra Thế Giới: Cẩm Nang Du Học Và Săn Học Bổng
Trong những tháng đầu năm 2024, ngành xi măng vẫn chịu ảnh hưởng tình hình thế giới, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, nguồn cung xi măng vượt xa so với cầu; giá nguyên, nhiên liệu cho đầu vào cho sản xuất xi măng vẫn ở mức cao...
Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) Nguyễn Thanh Tùng thông tin, trong những tháng đầu năm 2024, ngành xi măng vẫn chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu khi thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, các dự án đầu tư công triển khai chậm, nguồn cung xi măng vượt xa so với cầu; việc áp dụng cầu cạn cao tốc bằng bê tông cốt thép còn hạn chế, giải pháp sử dụng xi măng để gia cố, ổn định nền đất chưa được áp dụng; giá nguyên, nhiên liệu cho đầu vào cho sản xuất xi măng vẫn ở mức cao...
Kênh xuất khẩu cũng thu hẹp lại khi Trung Quốc vốn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất xi măng, clinker Việt Nam hiện cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu, xi măng Việt càng khó cạnh tranh. Tuy nhiên, giá xuất khẩu clinker hiện rất thấp, chỉ 31 - 32 USD/tấn, trong khi cùng kỳ năm trước 38 - 39 USD/tấn. Cạnh tranh nội bộ giữa các DN tại nội địa gay gắt, bán dưới giá thành sản xuất, tạo áp lực càng lớn trong tiêu thụ của các DN thuộc VICEM.
Những nguyên nhân trên khiến tiêu thụ xi măng trong nước và xuất khẩu sụt giảm, tồn kho tăng cao, một số nhà máy phải giảm năng suất hoặc dừng lò để hạn chế đổ clinker ra bãi, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với loạt khó khăn đó, các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của VICEM nửa đầu năm đều không đạt. Sản lượng sản xuất clinker 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng Công ty đạt 7,63 triệu tấn, bằng 45,1% kế hoạch năm 2024 và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng sản xuất xi măng đạt 9,77 triệu tấn, bằng 45,4% kế hoạch và giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng đó, tổng sản phẩm tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2024 đạt 11,45 triệu tấn, bằng 47,6% kế hoạch năm 2024 và tương đương so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó tiêu thụ xi măng đạt 9,86 triệu tấn, bằng 45,6% kế hoạch năm 2024 và giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu 6 tháng mới đạt 13.198 tỷ đồng, bằng 46,1% kế hoạch năm 2024 và giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2023. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 547 tỷ đồng, giảm 20,9% so với cùng kỳ.
Không chỉ có VICEM, mà một số DN xi măng lớn như Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai… đang thua lỗ. Như Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn quý I/2024 ghi nhận doanh thu thuần 690 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước và lỗ ròng gần 49 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 47 tỷ đồng. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 7 liên tiếp của DN (từ quý III/2022).
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, ngành xi măng đang gặp một số khó khăn rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, có nguy cơ đưa nhiều DN đến mức phá sản hoặc phải bán một phần cho nước ngoài. Giai đoạn này, ngành xi măng đang chịu áp lực lớn, khi khả năng hấp thụ của nền kinh tế trong nước kém.
Tiêu thụ nội địa rất yếu do các dự án đầu tư công triển khai còn chậm; các dự án xây dựng đường giao thông vẫn sử dụng công nghệ truyền thống; thị trường nhà ở, bất động sản dường như đóng băng; tỷ lệ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội triển khai thực tế rất thấp.
Bên cạnh đó, các yếu tố bất khả kháng liên quan đến giá nhiên liệu, năng lượng tăng cao, đặc biệt giá than. Sự tăng giá năng lượng kéo theo tăng giá vận tải, trong khi chi phí vận tải của ngành xi măng ảnh hưởng lớn đến giá thành và giá bán sản phẩm. Mặt khác, DN xi măng trong nước đang phải chịu bất lợi khi thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10%, từ ngày 01/01/2023, không được áp dụng luật thuế giá trị gia tăng.
Đối với ngành xi măng, hiện nay, tổng số dây chuyền sản xuất xi măng đã đầu tư trên toàn quốc là 92 dây chuyền với tổng công suất 122,34 triệu tấn/năm (trong đó, có 4 dây chuyền với tổng công suất 11,4 triệu tấn xi măng/năm đã đầu tư xong nhưng chưa đưa vào vận hành, do không tiêu thụ được sản phẩm).
Các dây chuyền đầu tư từ năm 2011 đến nay đều sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới đạt tiêu chuẩn châu Âu. Đặc biệt, có những dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại nhất trên thế giới như dây chuyền 2 và dây chuyển 3 nhà máy Xi măng Xuân Thành, tỉnh Hà Nam.
Năm 2024, dự kiến đến hết tháng 6/2024, tổng sản lượng sản xuất clinker và xi măng toàn quốc đạt khoảng 44 triệu tấn xi măng, tương đương cùng kỳ năm 2023 và các nhà máy cũng dự kiến chỉ đạt khoảng 70 - 75% tổng công suất thiết kế (trước năm 2022, các nhà máy thường vận hành trên 85%, thậm chí có những năm trên 95% công suất thiết kế). Tồn kho lũy kế khoảng 5 triệu tấn.
Trước tình hình đó, tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp để tăng lượng tiêu thụ xi măng nội địa thông qua việc khuyến khích sử dụng xi măng làm cao tốc, cầu cạn ở những vùng có địa hình đất yếu như Đồng bằng sông Cửu Long, một số khu vực tại miền Trung, miền núi. Đẩy mạnh việc gia cố nền đường bằng xi măng - đất thay thế cho công nghệ truyền thống đắp nền cao tốc bằng đất, cát hiện nay để tăng tuổi thọ công trình.
Cũng như các ngân hàng giãn nợ vay đầu tư, giảm lãi suất cho các DN xi măng, tăng hạn mức vay vốn lưu động, không khuyến khích đầu tư FDI vào ngành xi măng vì DN trong nước đã làm chủ được công nghệ.
Về phía Bộ Xây dựng, áp lực dư thừa công suất sản xuất clinker trong nước rất lớn, trên 50 triệu tấn, trong khi tốc độ xây dựng lại rất chậm, dẫn đến áp lực nợ xấu ngành xi măng đang và sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Nếu không có giải pháp hỗ trợ của Nhà nước, nhiều DN xi măng sẽ phá sản.
Bộ Xây dựng lý giải, năm 2017, Luật Quy hoạch có hiệu lực đã bãi bỏ các Quy hoạch sản xuất, trong đó có sản phẩm xi măng, từ đó việc đầu tư các dự án sản xuất xi măng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng dư thừa công suất sản xuất xi măng trên toàn quốc có hiện tượng tăng cao, dẫn đến khó kiểm soát tình hình cung cầu xi măng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Do đó, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất thiết lập lại Quy hoạch lĩnh vực xi măng để bổ sung vào Luật Quy hoạch sửa đổi trong thời gian tới.
Tổng mức đầu tư ngành xi măng Việt Nam ước tính theo giá trị hiện đã lên đến 500.000 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD), với tổng công suất đạt 122 triệu tấn/năm, nhưng có thể sản xuất vượt số này nhờ tăng tỷ lệ phụ gia.
Du học có thể được xem là giấc mơ mà rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ dễ dàng thực hiện được giấc mơ đó. Có rất nhiều khó khăn khi bắt đầu thực hiện ước mơ du học như: kinh phí tài chính, cách xin học bổng, chọn đất nước, ngành học phù hợp… Để giảm tải bớt khó khăn trong quá trình thực hiện ước mơ du học, hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về cách xin học bổng du học giúp bạn thành công và tiết kiệm nhé.
Du học không phải là cụm từ quá khó để định nghĩa. Hiểu một cách đơn giản, du học chính là việc các bạn học sinh, sinh viên đi ra nước ngoài hoặc chọn một trong những quốc gia mình yêu thích để học tập và trau dồi kiến thức.
Hiện nay, có nhiều hình thức du học khác nhau nhưng tiêu biểu có thể chia thành 2 hình thức du học chính bao gồm: du học tự túc và du học học bổng.
Du học là một hành trình dài cần bạn phải chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để có thể di chuyển đến một quốc gia học tập một cách tốt nhất. Để bắt đầu hành trình của mình, hãy cân nhắc một số yếu tố như: tìm hiểu và xác định kĩ về trường và ngành học bạn định theo học; tìm hiểu về quốc gia mà mình xác định theo học; chuẩn bị kĩ về mặt vật chất và tinh thần khi đi du học…
Học bổng là khoản tài chính của nhà trường, tổ chức hoặc cá nhân, doanh nghiệp nào đó cấp cho học viên, sinh viên, những người tài giỏi, có thành tích cao trong học tập hoặc có các hoạt động nổi bật nhằm mục đích khuyến khích họ nỗ lực học tập hơn.
Có rất nhiều tiêu chí và mức độ khác nhau để phân loại các loại học bổng. Tuy nhiên, tiêu biểu nhất, ta có thể chia học bổng thành 2 loại bao gồm:
Học bổng toàn phần: Là loại học bổng mang giá trị cao nhất, được tính tổng theo mỗi năm học bao gồm các loại chi phí như: học phí, sinh hoạt phí, tài liệu học tập… Học bổng dạng này thường được cấp bởi các tổ chức lớn trên thế giới, chính phủ các nước. Những sinh viên thực sự xuất sắc mới có khả năng đạt được và thường số lượng học bổng này không nhiều.