NGÀNH: công ty chế biến thủy hải sản ở tại an giang
Công nghiệp chế biến phát triển
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang có trên 500 doanh nghiệp chuyên xay xát, chế biến lúa gạo tiêu dùng và xuất khẩu, tập trung tại các huyện, thị vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp phía tây là các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, thị xã Cai Lậy. Trong đó, huyện Cái Bè có khoảng 120 doanh nghiệp chuyên xay xát, lau bóng gạo và chế biến lượng thực, thực phẩm từ gạo phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Theo Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè, ngành xay xát lúa gạo của địa phương, đặc biệt tại chợ gạo Bà Đắc thuộc xã An Cư và Hậu Thành của huyện phát triển khá mạnh từ những năm 1990 trở lại đây.
Thời gian qua, ngành xay xát lúa gạo huyện Cái Bè phát triển mạnh mẽ và chuyển từ làm ăn nhỏ lẻ sang doanh nghiệp làm ăn lớn nhằm hướng đến xuất khẩu, tập trung ở những địa bàn có hệ thống giao thông thuận lợi “trên bến, dưới thuyền”, gần các vùng nguyên liệu, đầu tư hiện đại hóa dây chuyền xay xát, lau bóng gạo nhằm nâng cao chất lượng hạt gạo hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Ước tính mỗi năm, tại khu chợ gạo Bà Đắc, sản lượng lúa gạo trung chuyển từ các nơi qua đây khoảng 2-3 triệu tấn.
Đóng gói gạo xuất khẩu của một doanh nghiệp xay xát, chế biến gạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Hưng thuộc xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang trong lĩnh vực xay xát và chế biến gạo xuất khẩu theo mô hình khép kín.
Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Hưng Nguyễn Văn Đôn chia sẻ: “Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống công nghệ hiện đại như: silo chứa, bảo quản lúa, gạo; tự động hóa dây chuyền sản xuất, tập trung đầu tư phương tiện vận chuyển gạo từ doanh nghiệp đi giao cho đối tác, xây dựng kho dự trữ hàng chục nghìn tấn để phục vụ cho xuất khẩu gạo”.
Doanh nghiệp này hiện có trên 200 công nhân, 5 chiếc sà-lan vận tải, với tổng khối lượng vận tải 4.200 tấn; kho bãi rộng 1,2ha, sức chứa 20.000 tấn gạo; 1 nhà máy xay xát lúa, với công suất 200 tấn lúa/ngày đêm; 3 nhà máy đánh bóng gạo xuất khẩu, với công suất 800 tấn/ngày đêm.
Đồng thời, doanh nghiệp luôn chú trọng xây dựng hệ thống thương lái khắp các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long để tập trung thu mua lúa gạo có chất lượng nhất. Với hệ thống khép kín hoàn toàn, mỗi năm, công ty xuất khẩu khoảng 150.000 tấn gạo cao cấp cho đối tác nước ngoài, với doanh thu dao động từ 700-800 tỷ đồng và nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn của Việt Nam.
Chế biến, đóng gói thủy sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần thủy sản Gò Đàng.
Tỉnh Tiền Giang hiện có 19 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu có quy mô khá, với tổng công suất gần 160.000 tấn/năm. Các doanh nghiệp đã và đang đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, xây dựng quy trình sản xuất khép kín, tập trung đầu tư vào sản phẩm giá trị gia tăng và mở rộng thị trường.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Gò Đàng (Godaco Seafood) Nguyễn Văn Đạo (trụ sở tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) cho biết, Godaco Seafood là một trong những doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang.
Godaco Seafood có vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng, sở hữu 8 nhà máy có tổng diện tích 165.000 m2 và 30 vùng nuôi có diện tích lên tới 300ha, công suất chế biến 40.000 tấn/năm. Năm 2023, sản lượng của doanh nghiệp đạt 35.000 tấn, doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu đạt 80 triệu USD. Tổng số lao động gần 5.000 người. Thị trường tiêu thụ chính của Godaco Seafood là châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Braxin, Trung Quốc, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á...
Năm 2024, Godaco Seafood tập trung cho mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD (6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đã thực hiện 47 triệu USD, kế hoạch còn lại cho 6 tháng cuối năm là 53 triệu USD).
Tiền Giang có 14 nhà máy chế biến trái cây đang hoạt động, với công suất trên 700.000 tấn/năm. Một số doanh nghiệp nổi bật như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Long Uyên, với công suất 8.000 tấn/năm; Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang, với công suất 20.000 tấn/năm; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nichirei Suco Việt Nam, với công suất khoảng 4.000 tấn/năm; Công ty Cổ phần công nghiệp thực phẩm Thabico Tiền Giang xây dựng nhà máy chế biến, với công suất gần 9.000 tấn trái cây đông lạnh nhanh và trái cây sấy/năm…
Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm Thabico Tiền Giang Nguyễn Minh Tuấn cho biết, để phát triển bền vững nền nông nghiệp, công ty đã tập trung chế biến nông sản đặc trưng của địa phương có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy chế biến rau, củ, trái cây đông lạnh và sản phẩm từ dừa, với quy mô trên 4,8ha, tổng công suất chế biến các loại trên 120.000 tấn/năm. Nhà máy này sử dụng toàn bộ chương trình chế biến IQF do Tập đoàn Octofrost của Thụy Điển cung cấp. Công suất IQF 60.000 tấn/năm, sản phẩm chính là thanh long, xoài, chuối, mít, dưa hấu, bắp… Các sản phẩm sau khi cấp đông vẫn giữ được hình dáng tự nhiên và hương vị của nó, an toàn thực phẩm, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân, Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) và Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm Thabico Tiền Giang ký kết hợp tác triển khai vùng trồng dừa hữu cơ trên địa bàn huyện Chợ Gạo đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Mục tiêu là liên kết nông dân-hợp tác xã và doanh nghiệp nhằm nâng cao chuỗi giá trị cây dừa.
Để phát triển vùng trồng dừa hữu cơ, các hợp tác xã trên địa bàn huyện đóng vai trò quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp. Các hợp tác xã sẽ đóng vai trò đầu mối trong việc sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ cho thành viên và cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp.
Giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm Thabico Nguyễn Minh Tuấn cho biết, trước đây, nông dân trồng dừa canh tác theo phương pháp truyền thống cho năng suất thấp, đầu ra bấp bênh.
Quy mô hiện tại của nhà máy sẽ tạo đầu ra ổn định cho trái dừa. Công suất của nhà máy hiện khoảng 300.000 trái dừa/ngày đêm nên cần diện tích 10.000-15.000 ha. Doanh nghiệp cũng đã tập huấn cho nông dân kỹ thuật trồng dừa hữu cơ và đạt chứng nhận ORGANIC khoảng 300 ha vào năm 2022 và phấn đấu đến năm 2025 là 1.500 ha. Đối với thị trường thế giới, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu.
Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân, hợp tác xã và Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm Thabico Tiền Giang thay thế cho mô hình kinh tế nhỏ lẻ, hiệu quả thấp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò đầu tàu, định hướng cho nông dân và hợp tác xã về quy mô, chất lượng, quy cách nông sản. Hợp tác xã là đầu mối đại diện cho nông dân đứng ra liên kết với doanh nghiệp. Tất cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu nội địa và xuất khẩu. Qua đó, thu nhập của các bên cũng được tăng lên từ 20-30%.
Chế biến dừa xuất khẩu tại Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm Thabico Tiền Giang.
Theo Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi, trong thời gian tới, tỉnh Tiền Giang tập trung xây dựng ngành công nghiệp chế biến nông sản theo hướng phát triển bền vững, sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, trình độ công nghệ đạt mức khá so với cả nước.
Một số ngành hàng chủ lực như chế biến rau quả, chế biến lúa gạo có công nghệ hiện đại, sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
Trong đó, một số ngành hàng chủ lực như chế biến rau quả, chế biến lúa gạo có công nghệ hiện đại, sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm; sức cạnh tranh cao, tăng nhanh giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp; góp phần tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Ngoài ra, địa phương cũng hình thành các vùng nguyên liệu đạt chuẩn, quy mô hàng hóa tập trung như: lúa gạo, rau, quả, thủy sản. Bên cạnh đó, Tiền Giang cũng tập trung phát triển và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các thành phần trong chuỗi giá trị nông sản, đáp ứng yêu cầu về chất lượng (đặc biệt là chất lượng phục vụ xuất khẩu) và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến và tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực của các cơ sở chế biến hiện có; áp dụng công nghệ hiện đại để tăng tỷ lệ chế biến tinh, chế biến sâu; phấn đấu mỗi năm, công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Tiền Giang tăng trưởng 12-15%, nhiều mặt hàng nông sản Tiền Giang khẳng định được thương hiệu đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tòa Nhà Vinafood1, 94 Lương Yên. P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Lầu 4, Bách Việt Building, 65 Trần Quốc Hoàn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
0104478506 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.